Bệnh ngứa dị ứng phát ban, nổi mề đay
Bị nổi mề đay là bệnh gì?
Nổi mề đay là phản ứng viêm da, do có sự tác động của chất trung gian hóa học là histamin. Khi bị nổi mề đay ban đầu bạn sẽ thấy trên da xuất hiện vùng sẩn đỏ, rất ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh mề đay là bệnh về da phổ biến, rất dễ dàng nhận biết tuy nhiên khó phát hiện nguyên nhân nổi mề đay kể cả khi đã làm nhiều thủ thục xét nghiệm. Ở nhiều trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng nổi mề đay khắp người như phù mạch, sưng ở sây bên trong da, có thể gây ngứa và đau. Nổi mề đay ban đếm khiến người bệnh mất ngủ, hao tổn sức khỏe
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay do bên trong cơ địa, bên ngoài cơ thể trên bệnh nhân. Cũng có thể tất cả những nguyên nhân này kết hợp với nhau gây bệnh.
Ai cũng có thể bị nổi mề đay đặc biệt ở những phụ nữ sau sinh dẫn đến hiện tượng nổi mề đay sau sinh. Nhưng đây là bệnh liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch, làm tăng chất trung gian hóa học histamin. Theo các chuyên gia da liễu cho biết cứ 100 người thì có từ 15-20 người bị nổi mề đay, bệnh có khả năng tái phát thường xuyên trong đời. Với phụ nữ thì nguy cơ nổi mề đay cao ở nam giới.
Phân loại nổi mề đay
Dựa trên thời gian bị mẩn ngứa,người ta chia mề đay ra làm 2 loại chính.
Mề đay cấp tính: Xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
Mề đay mãn tính: Là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…
– Mề đay thành vệt dài, thành vòng – mề đay xuất huyết.
– Mề đay sần ở trẻ em – mề đay mụn nước, phòng nước.
– Mề đay khổng lồ – đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mí mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này có thể làm phù đường hô hấp, gây hẹp thanh quản dẫn đến khó thở.
– Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp người, gây cảm giác rất ngứa.
Dựa trên mức độ bệnh:
Mề đay thông thường: Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
Da vẽ nổi: Còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.
Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn - mụn nước hay xuất huyết.
Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay
Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, bao gồm:
Do di truyền: Chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết, chính vì vậy nếu gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì đó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
Do cơ thể có sức đề kháng yếu nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt và tiếp xúc hàng ngày.
Do sự tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: Bệnh mề đay thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa, quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh;
Do cơ thể dị ứng với thức ăn, thực phẩm: Là nguyên nhân thường gặp nhất, phổ biến nhất, bao gồm: tôm, cua, sò, nghêu, ghẹ, cá biển, thịt bò, trứng, sôcôla, phô mai, các loại mắm, tương, chao, rượu, bia, đồ uống có cồn, … thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.
Do dị ứng với một số thuốc gây nổi mề đay: Đó có thể là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da bao gồm: Pennicillin (đây là thuốc dễ gây ra bệnh mề đay nhất nếu cơ thể bị dị ứng), Aspirin, thuốc hạ nhiệt, các chất cản quang có chứa iod (trong chụp khi X – quang), thuốc điều trị cao huyết áp, suy tim, xương khớp, thuốc gây mê, thuốc ngủ, huyết thanh, một số loại vaccin, thuốc ngừa thai… Bệnh mề đay có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.
Do các loại ký sinh trùng trong cơ thể: Nhiễm giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… gây xuất hiện mề đay và thường tái phát nhiều lần.
Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh mề đay.
Do virut, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể: Những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan siêuvi B, C, hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể (tai, mũi, họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang…) thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay rất cao;
Theo Y học Cổ Truyền, một số tạng, phủ liên quan đến bệnh dị ứng, tạng can (gan), liên quan về huyết (can tàng huyết), tức là liên quan về mặt giải độc, tạng tâm (tâm chủ huyết mạch), liên quan về tuần hoàn của huyết. Huyết (máu), là một phủ (kỳ hằng), là đối tượng chính của bệnh dị ứng trong cơ thể: Huyết nhiệt sinh phong (huyết nóng sinh ra phong ngứa), tạng phế, liên quan đến da (phế chủ bì mao), một trong những bộ phận trực tiếp xảy ra bệnh dị ứng...
Cách điều trị bệnh nổi mề đay
Trước tiên cần xác định nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nguyên nhân gây ra.
Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng, mề đay, sẩn ngứa da phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau:
Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Kiêng những thức ăn gây kích thích như: rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt. Trường hợp đang phù nề, rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như: canh, súp; uống ít nước. Kiêng những thức ăn có nhiều đạm: tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A, B, C; ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như: cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng...
Phát hiện thực phẩm gây nổi mề đay
Cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị dị ứng nổi mề đay mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu dị ứng mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy mề đay nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Đối với trẻ em, cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...
Dùng thuốc bôi ngoài da
Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Dùng thuốc kháng histamin
Thuốc kháng Histamin đường uống là nhóm thuốc ức chế tác dụng của Histamin ở thụ thể H1, được phân thành 2 nhóm: nhóm thế hệ 1 (gây buồn ngủ) và thế hệ 2 (không gây buồn ngủ). Thuốc được chỉ định trong điều trị dị ứng mũi, đặc biệt viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô) và viêm mũi vận mạch. Chúng cũng được dùng trong phòng ngừa nổi mề đay, điều trị phát ban mề đay, ngứa, côn trùng đốt và các trường hợp dị ứng thuốc.
Đi khám bác sỹ
Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Đối với mề đay mãn tính: Do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Được phát triển từ kinh nghiệm trị ngứa dân gian, siro Tiêu Ban Thủy được chiết xuất từ lá khế, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, kinh giới… giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, loại bỏ vết mẩn đỏ, hỗ trợ điều trị sẩn mề đay, dị ứng do cơ địa hoặc do các tác nhân như thời tiết, thức ăn, phấn hoa, hóa chất.
Nhiều người cứ thời tiết lạnh là mẩn ngứa, nổi mề đay… (Ảnh minh họa)
Một số bài thuốc đông y chữa nổi mề đay
Thay vì phải lo lắng tới những ảnh hưởng cho sức khỏe có thể xảy tới do nhờ tới “cứu viện” là các loại thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể chế ngự những triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại với những mẹo nhỏ dưới đây:
Nhiều dược liệu có khả năng cắt nhanh cơn ngứa do mề đay mang lại
Lá khế trị mề đay
Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.
Đu đủ nấu giấm trị mề đay
Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.
Gừng nấu đường thẻ trị mề đay
Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.
Uống nước tía tô
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.
Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.
Sắc uống kinh giới
Vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
Để tiện chia liều và dễ sử dụng, các bạn có thể sử dụng thảo dược dưới dạng siro chiết xuất sẵn tại các hiệu thuốc.
Một số kiêng kỵ khi bị nổi mề đay
Kiêng thực phẩm giàu đạm
Với những người thường xuyên bị dị ứng, mề đay cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, công năng miễn dịch suy giảm và tăng mẫn cảm.
Những thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, cua, cá biển); thịt bò; thịt gà… là một trong những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở nhóm đối tượng này.
Kiêng thực phẩm kích thích, cay nóng
Để làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay, mẩn ngứa khắp người, người bệnh nên giảm đường, muối trong chế độ ăn vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng. Tuyệt đối tránh xa các loại chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu… bởi chúng có khả năng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Tránh lạm dụng thuốc
Những vết mẩn ngứa mề đay không chỉ mang tới cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn mang tới những cản trở cho công việc, cuộc sống. Chính bởi vậy, việc làm sao để cắt nhanh cơn ngứa luôn là tìm kiếm hàng đầu của người bệnh. Đây chính là lý do các loại thuốc điều trị chiếm được sự tin dùng.
Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc chống dị ứng, kem bôi mà không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng tới da và chức năng gan thận. Hơn nữa, điều này càng khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể nhiều hơn dẫn đến việc dễ bị tái phát những lần sau và mức độ sẽ nặng hơn.
Tránh tiếp xúc với gió
Trong trường hợp bạn bị nổi mề đay do trời lạnh thì nên mặc ấm, không nên tiếp xúc trực tiếp với gió lạnh.
Hạn chế dùng mỹ phẩm
Hạn chế dùng mỹ phẩm, nếu dùng thì cần phải chọn loại phù hợp với làn da của bạn, không nên sử dụng tùy tiện dễ gây dị ứng, mẩn đỏ,ngứa trên da.
Tránh làm việc trong môi trường độc hại
Nếu phải làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại thì cần phải trang bị bảo hộ lao động
Cẩn trọng khi dùng thuốc
Khi uống thuốc đông y hoặc tây y phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Bởi với một số thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, gây chóng mặt hoặc nặng hơn là ngộ độc thuốc.
Phòng bệnh nổi mề đay bằng cách nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nổi mề đay khi giá rét là kiểu cơ địa quá mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của thời tiết. Theo đó, khi tiếp xúc với khí lạnh, cơ thể người bệnh sẽ giải phóng ra histamin và các chất trung gian khác, gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Điều này giống như các phản ứng dị ứng của cơ thể với thực phẩm, phấn hoa, lông chó, mèo…
Đặc trưng của bệnh nổi mề đay là các mảng sẩn đỏ trên da với nhiều loại kích thước, kèm theo là ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa. Thông thường, các dấu hiệu khó chịu này sẽ tự biến mất và không để lại dấu vết gì (trừ những vết xước do gãi), song cũng có trường hợp gây ra nhiều biến chứng như khó thở, nhịp tim nhanh, phù não… Bởi thế, trong những tình huống bất thường, bạn cần đi khám ngay lập tức. Đặc biệt, để hạn chế nguy hiểm trên đường như mất kiểm soát do ngứa ngáy, khó chịu, bạn không nên đi một mình. Nếu không có ai đi cùng thì nên di chuyển bằng taxi.
Bởi không có thuốc chữa dứt điểm bệnh này, thế nên, phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất cho những người bị nổi mề đay khi trời lạnh. Theo đó, bạn nên kiêng ăn các chất cay, nóng, thức ăn nhiều gia vị, các loại hải sản và không uống rượu…, đặc biệt vào mùa đông, vì đây đều là các yếu tố thuận lợi cho bệnh nổi mề đay xuất hiện hoặc tái phát.
Ngoài ra, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, cần mặc ấm ngay khi ở trong nhà, tránh ở những nơi có gió lùa, tránh tiếp xúc với nước lạnh… Nếu đã bị nổi mề đay, để hạn chế nhiễm trùng da do những vết xước, bạn không nên gãi mà chỉ xoa để bớt cảm giác ngứa. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh răng miệng, cơ thể sạch sẽ hàng ngày để không bị bội nhiễm, mưng mủ
Nổi mề đay khi trời lạnh có thể xảy ra với bất cứ ai và ở bất cứ thời điểm nào, độ tuổi nào, thế nên, nếu muốn kiểm tra cơ thể mình có bị dị ứng với thời tiết kiểu như thế này hay không, bạn chỉ cần để viên đá lên tay từ 4-5 phút, sau đó quan sát vùng da đó trong 10 phút.
Nếu thấy nổi mề đay và mẩn ngứa, nghĩa là bạn thuộc nhóm người có cơ địa kiểu như thế này. Khi đó, biết cách phòng tránh và hạn chế bệnh tái phát là việc rất cần thiết.
Nên tập thể dục thường xuyên
Song song với việc ăn uống đầy đủ và hợp lý thì một lối sống lành mạnh là cách hiệu quả để bạn bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho lá gan đồng thời giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Loại bỏ những kẻ thù của cơ thể ra khỏi cơ thể bằng cách nói không với các loại rượu bia, chất kích thích hay việc lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh.
Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, thường xuyên vận động giúp cơ thể tăng cường tuần hoàn máu không chỉ giúp giảm bớt nguy cơ bệnh tật mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái đồng thời đảm bảo cho môi trường sống xung quanh luôn thoáng đãng, sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh.
Hạ nhiệt cho cơ thể
Ngoài việc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh với đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, việc tăng cường các thực phẩm có tính giải nhiệt như đậu phụ, mướp đắng (khổ qua), củ cải, bí đao… và các loại hoa quả để loại bỏ độc tố và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Chú ý bổ sung cho cơ thể những món ăn dễ tiêu, nước ép rau quả có tính mát và giàu vitamin A, B, C.
Giải độc cơ thể bằng thảo dược
Nguyên tắc hàng đầu trong điều trị bệnh đó kết hợp làm giảm triệu chứng và tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh. Hiện nay Tây y chưa có phương pháp điều trị từ nguyên nhân nên người bệnh có xu hướng tìm về các bài thuốc Đông y và kinh nghiệm dân gian.
Theo Đông y, điều trị dị ứng mề đay cần tăng cường giải độc cơ thể, củng cố công năng miễn dịch và loại trừ các ngoại tà xâm nhập vào máu như phong, hàn, thấp, thử.
Các vị thuốc từ: lá khế, kinh giới, kim ngân hoa, ké đầu ngựa,…được chứng minh nhiều thế hệ trong điều trị các triệu chứng của mề đay, mẩn ngứa khắp người. Để giúp người bệnh tiện dùng và phân chia liều rõ ràng, người bệnh nên dùng dạng chiết xuất sẵn từ nhiều vị thuốc thảo dược.