Logo Bài Thuốc Quý

Bài thuốc từ cây hoàng mộc

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm thuốc chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán bột uống). Dưới đây là mô tả về cây hoàng mộc và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng mộc.

Cây hoàng mộc

Còn gọi là hoàng mù - hoàng mộc. Đông y gọi là hoàng liên gai. Tên khoa học Berberis wallichiana DC. Thuộc họ hoàng liên gai Berberidaceae.

Cây bụi, cao 2-3m có những cành vươn dài, vỏ thân màu vàng xám nhạt, mỗi đốt dưới chùm lá có gai ba nhánh, dài 1-1,5cm. Lá mọc thành chùm 3-4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn 0,5-1cm, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa to, cứng, dài 16-17cm, rộng 4-6cm, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng hình trái xoan, dài khoảng 1cm mọc trên một cuống dài 30-35mm, khi chín có màu tím đen trong chứa 3, 4 hạt đen dài 5-6mm, rộng 2-3mm.

Mùa quả ở Sapa: Tháng 5-6.

Lá mọc thành chùm 3 - 4 lá, có khi tới 8 lá ở một đốt. Cuống lá ngắn, phiến lá nguyên, hình mác, mép có răng cưa, to, cứng, mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng. Hoa màu vàng, mọc thành chùm. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3 - 4 hạt. Hoa tháng 5 - 7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Cây hoàng liên gai mọc hoang ở Sapa (quanh thị trấn) và trên những vùng núi cao tỉnh Lào Cai. Theo tài liệu cũ, nhân dân Sapa gọi cây này là hoàng mù (có lẽ do chữ hoàng mộc là gỗ màu vàng) nhưng trên thực tế điều tra, chúng tôi thấy ít người biết tên này. Cho nên vào năm 1961, khi chúng tôi phát hiện lại và tạm đặt tên là hoàng liên gai (để phân biệt với cây hoàng liên cũng mọc ở đây nhưng thuộc họ mao lương). Ta có thể dùng thân cây và rễ cây. Thân và rễ đào về cắt ngắn, thái mỏng hay phơi sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác. Có thể trồng cây này bằng hạt, cây mọc rất dễ dàng quanh thị trấn Sapa. Cho tới nay chưa ai chú ý phát triển trồng. Chỉ dựa vào nguồn mọc hoang. Cần đặt vấn đề trồng để bảo đảm nguồn lợi lâu dài.

Cây hoàng mộc

Cây hoàng mộc.

Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây  hoàng mộc thường được dùng làm thuốc chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán bột uống).

Theo nghiên cứu, trong thân và rễ cây hoàng mộc đều chứa 3 - 4% hàm lượng becberin. Hiện cây thuốc này đang được nhân rộng để dùng làm nguyên liệu chiết xuất becberin điều trị hiệu quả nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ... an toàn lại rẻ tiền nên tại nhiều địa phương bà con dùng hạt để gieo trồng và sau 2 - 3 năm đã có thể thu hoạch.

Một số bài thuốc từ cây hoàng mộc

Bài 1: Chữa đau răng:

Hoàng mộc 10g, rượu đế loại cao độ 100ml. Hoàng mộc rửa sạch để ráo nước rồi cho vào lọ ngâm với rượu, ngâm trong 10 ngày. Sau đó dùng rượu thuốc chấm vào chỗ răng đau.

Bài 2: Chữa lỵ:

Hoàng mộc 4g, nước 150ml, sắc uống trong ngày, có thể thêm ít đường cho dễ uống.

Bài 3: Trị các loại cam nhiệt ở trẻ:

Hoàng mộc 12g, thanh đại 10g, hoa bạch cẩn 8g, hoa phù dung trắng 8g, ngũ cốc trùng 8g, lô hội 8g, bạch vu di 8g. Tất cả cho vào ấm đổ 600ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml nước, chia 3 lần uống trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Hoàng mộc 12g, ngũ vị tử 6g, mạch môn 8g. Tất cả đổ 600ml nước sắc uống trong ngày. 10 ngày một liệu trình.

Bài 5: Kích thích tiêu hóa:

Hoàng  mộc 6g, cho vào ấm  đổ 500ml nước, sắc còn 200ml nước, chia 2 lần uống trong ngày, dùng sau bữa ăn 15 phút. Dùng liền 5 ngày.  Hoặc có thể lấy bột hoàng mộc 10g, bột đại hoàng 20g, bột quế chi 15g. Các vị trộn đều để dùng. Mỗi ngày uống 1g với nước ấm, ngày dùng 3 lần, dùng liền 5 ngày. Lưu ý, phụ nữ có thai không được dùng.

Thân Thiện (Tổng hợp)