Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang, viêm mũi từ bèo cái
1. Mô tả về cây bèo cái
Bèo cái còn gọi là đại phù bình, béo ván, bèo tai tượng, bèo tía, thủy phù liên, đại phiêu. Tên khoa học của loại bèo này là Pistia stratiotes L. Cây thuộc họ ráy Araceae.
Bèo cái mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Lá mọc từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, phiến lá hình trứng dài độ 2 - 10cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn, những lá ở giữa nhỏ hơn. Thứ mặt trên xanh, ở dưới hơi tía là loại tốt.
Bèo cái có hoa. Hoa gồm những cụm nhỏ mọc từ giữa các lá, có mo màu trắng nhạt, hình ống không đều. Quả bèo cái hình quả mọng có nhiều hạt xù xì.
Bèo cái có mặt ở khắp các ao hồ nước ta ở, cây thường được dùng để làm thức ăn cho lợn. Theo kinh nghiệm dân gian, loại cây này còn dùng để làm thuốc. Nếu làm thuốc thì thu há tốt nhất vào mùa hạ là mùa cây có hoa. Thường dùng tươi hoặc phơi khô.
Bèo cái có chất gây ngứa tan trong nước nhưng người ta vẫn chưa xác định được đó là chất gì.
2. Dược tính của bèo cái
Theo quan niệm của Đông y, bèo cái có vị cay, tính lạnh, vào các kinh phế và bàng quang, có tác dụng phát hãn giải biểu (tức là làm ra mồ hôi để giải cảm), thấu chẩn chỉ dương (làm cho ban chẩn mọc ra ngoài và chống ngứa), lợi thủy tiêu thũng…
Y học hiện đại cũng từng nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái thì thấy rằng loại cây này có tác dụng chống dị ứng với liều 200g/ngày và có thể uống trong vòng 1 – 2 tháng hoặc lâu dài mà không thấy có tác dụng phụ nào.
3. Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả từ bèo cái
- Chữa viêm xoang: 10g bèo cái phơi khô, 5g bạch chỉ 5g hoàng cầm, 8g kim ngân, 4g cam thảo. Thang thuốc dùng để sắc uống thay nước trà trong ngày.
- Chữa viêm mũi dị ứng: 250g bèo cái tươi rửa sạch, bỏ rễ và lá úa, giã nát, lọc sạch bã giữ lấy nước pha loãng uống trong ngày.