Bà bầu uống được nước sấu không?
Quả sấu là loại quả của cây sấu (cây sấu là cây sống lâu năm, cây có thể cao tới 30m, ra hoa vào mùa xuân và có quả vào mùa hè). Quả sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc...và mùa hè được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam.
Quả sấu hình tròn, khi còn non có màu xanh, vị chua hơi chát, khi chín thì chuyển sang vàng, có vị ngọt. Quả sấu xanh được dùng để nấu canh chua, ngâm nước uống, làm ô mai. Quả chín được dùng làm sấu dầm, tương giấm...
Ngoài được dùng làm thức ăn, quả sấu còn là vị thuốc tốt chữa các bệnh thông thường. Có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô cùi của quả sấu để làm thuốc.
Theo Đông y quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, tăng cường tiêu hóa...
Chất dinh dưỡng trong quả sấu chín
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.
Bà bấu uống nước sấu có được không?
Bà bầu uống nước sấu sẽ rất tốt cho sức khỏe. Sấu ngâm giúp bà bầu thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, làm giảm buồn nôn trong quá trình thai nghén.
Bà bầu uống nước sấu, ăn quả sấu làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.
Bà bầu uống nước sấu rất tốt, giúp giảm buồn nôn do ốm nghén gây ra.
Vì vậy bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu ngâm để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời cũng ngăn ngừa một số bệnh khác giúp thai nhi khỏe mạnh.
Uống nước sấu giúp bà bầu bớt buồn nôn do thai nghén
Bà bầu có thể uống trực tiếp nước sấu ngâm hoặc có thể sử dụng quả sấu để nấu canh để làm giảm buồn nôn trong quá trình mang thai.
Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt.
Cách chế biến: Cá diếc 2 con, moi ruột, rửa sạch để ráo nước, ướp gia vị, đem nấu với 2 bát nước, khi nước sôi cho khoảng 1-3 quả sấu đã nạo vỏ, đun trong 7-10 phút bắc ra rồi dầm sấu, nêm gia vị cho vừa ăn. Ăn lúc nóng hoặc có thể thay canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần sẽ có hiệu quả, giúp bà bầu không còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong quá trình thai nghén.
Vì vậy bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu ngâm hoặc ăn sấu nấu canh để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời cũng ngăn ngừa một số bệnh khác giúp thai nhi khỏe mạnh.
Bà bầu uống nước sấu, ăn quả sấu có thể chữa được nhiều bệnh
Chữa ho
Theo Đông y, quả sấu xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm. Lấy 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 - 3 lần trong ngày.
Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày. Với trẻ em, có thể dùng hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Giúp làm sạch đường ruột
Nước sấu giàu hàm lượng axit citric có tác dụng làm sạch đường ruột, loại bỏ các độc tố và chống tích tụ nước trong cơ thể.
Một số món ăn vặt làm từ quả sấu
Một số món ăn với sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát từ quả sấu
Nước sấu
Nguyên liệu:
1 kg sấu; 1 kg đường; 1 củ gừng; 1,5 l nước; Muối.
Cách làm:
Pha 2 thìa cà phê muối vào một âu nước. Rửa sạch sấu, cạo vỏ, dùng dao gọt sấu rồi cho vào âu ngâm.
Đun một nồi nước sôi rồi thả sấu vào chần sơ thật nhanh (để sấu giòn). Sau đó, vớt sấu ra rổ.
Đun 1,5 lít nước, cho gừng vào rồi cho 1kg đường. Đun đến khi nước sôi, đường tan rồi tắt bếp. Sau đó, vớt sấu ra, để nguội. Cho sấu vào bình thủy tinh.
Cuối cùng, đổ nước đường vào ngập sấu, ngâm trong 1 – 2 ngày đến khi thấy sấu ngấm và chìm xuống. Khi thưởng thức, múc sấu ra cốc, đổ chung với chút nước và đá.
Sấu dầm nước mắm
Nguyên liệu:
1 kg sấu; Nước mắm; 1 củ tỏi; 5 – 10 quả ớt chỉ thiên.
Cách làm:
Đun nước mắm với nước theo tỷ lệ 4:1. Đun sôi rồi tắt bếp, bắc nồi ra, để nguội.
Sấu rửa sạch, cạo vỏ, ngâm nước pha muối. Vớt sấu ra rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước.
Xếp sấu vào lọ. Cắt lát tỏi, ớt cho vào cùng hỗn hợp nước mắm. Nén chặt sấu để ngập trong nước mắm. Ngâm sấu khoảng 1 tuần là có thể lấy ra thưởng thức.
Ô mai sấu
Ngâm sấu, gừng và đường vào bình đến khi đường tan. Đổ toàn bộ hỗn hợp vào nồi, đun nhỏ lửa tới khi nước đường săn lại, chuyển thành màu nâu óng là bạn đã có món ô mai sấu đặc trưng Hà Nội.
Chú ý: chọn sấu vỏ giòn, tươi, cho độ gừng vừa phải để tránh cay gắt.
Vịt om sấu
Nguyên liệu:
1 con vịt làm sạch; 10 – 12 quả sấu; 0,5 kg khoai sọ; 5 – 6 củ hành tím; Lá mùi tàu; Muối, tiêu, hành, ớt, gừng, nước mắm, tỏi, sả.
Cách làm:
Xát rượu gừng vào vịt cho bớt hôi. Chặt vịt thành miếng vừa ăn.
Băm nhỏ hành, tỏi, sả. Thái nhỏ rau ngổ, mùi tàu. Rửa sạch sấu, cạo vỏ, ngâm nước muối.
Ướp 1/3 thìa canh muối, ½ thìa canh hạt nêm, 1/3 thìa hạt tiêu cùng hành, tỏi, sả trong 30 phút cho ngấm vịt.
Rửa sạch khoai sọ, luộc qua nước sôi 5 phút rồi xả nước lạnh cho dễ bóc vỏ.
Cho hành, tỏi, sả vào chảo phi thơm rồi xào săn vịt cùng.
Cho thịt vịt vào nồi. Thêm sấu rồi đổ nước ngập thịt. Bật bếp đun lửa vừa.
Khi thịt mềm mới cho khoai vào đun đến chín mềm.
Dầm sấu đến khi đủ đổ chua rồi nêm thêm các loại rau, gia vị. Thưởng thức khi món ăn đang nóng.