Logo Bài Thuốc Quý

Phụ nữ có thai uống được bột sắn dây không?

01/01/2020 · Sức khỏe
Phụ nữ khi mang bầu thường cân nhắc tới các loại thực phẩm khi sử dụng, xem liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé không? Các bà bầu đừng lo lắng gì khi uống bột sắn dây nhé, phụ nữ khi mang thai uống bột sắn dây rất tốt. Tuy nhiên cũng cần một số lưu ý, ví dụ khi mệt mỏi, lạnh...không nên uống sắn dây.

Sắn dây thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột.

Bột sắn dây tốt cho bà bầu

Bà bầu uống bột sắn dây rất tốt cho sức khỏe.

Bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Nước uống sắn dây là một thức uống bổ, mát và dễ uống.

Phụ nữ có thai uống bột sắn dây rất tốt

Theo Đông y, khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải tập trung vào việc nuôi thai. Khi đó âm huyết rất dễ bị hao tổn và dẫn tới trạng thái mất cân bằng, mà Đông y gọi là “âm suy dương cang”. Vì vậy, trong ăn uống cần kiêng kỵ những thức ăn cay nóng táo nhiệt, như ớt, hạt tiêu, đinh hương, hành, tỏi, gừng,… dễ khiến cho âm huyết bị thương tổn nặng, âm dương mất cân bằng, dẫn tới động thai, thai lậu hạ huyết, thai nhiệt, thai độc… Ngoài ra, còn cần giảm bớt những thức ăn quá béo, quá ngọt - khó tiêu… Do đó phụ nữ có thai hoàn toàn có thể uống được nước bột sắn dây. Uống nước sắn dây mát, rất tốt cho cơ thể nhất là khi đi ngoài trời nắng về.

Tác dụng của bột sắn dây đối với bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi là do sự thay đổi hormone. Các vấn đề thường gặp như: Táo bón, hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, đầy bụng, chán ăn, nóng trong người…

Triệu chứng thường gặp nhất là táo bón do trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân cơ bản do khi mang thai, nồng độ hormone thay đổi dẫn đến giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, khi mang thai chị em thường xuyên phải bổ sung viên sắt khó tiêu hóa cùng với sự phát triển của thai nhi chèn ép các cơ quan nội tạng làm tăng tình trạng táo bón vào cuối thai kỳ. Bác sĩ thường khuyên các bà mẹ trẻ nên bổ sung nhiều thức ăn mát như: Trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc, bột sắn dây.

Các món ngon từ bột sắn dây cho bà bầu

Giữa cái nắng nóng hanh hao của tiết trời mùa hạ, những món ăn từ bột sắn dây không chỉ giúp cơ thể bạn thanh nhiệt giải nhiệt mà còn giúp cải thiện tâm trạng, xua tan mệt mỏi.

1. Chè sắn dây bạch quả

- Cho khoảng 200g bột sắn dây với chút nước nóng, nhồi cho đến khi thấy dẻo tay.

- Bạch quả bỏ lớp vỏ cứng và vỏ lụa bên ngoài. Dùng tăm bỏ nhị đắng, sau đó, luộc hín và để nguội.

- Nắn bột thành từng mẩu hình tròn nhỏ, cho một hạt bạch quả vào, vo viên tròn.

- Nấu một nồi nước, cho chút cam thảo, vài hạt muối, đường phèn, nêm cho vị ngọt vừa, thả viên bột sắn bọc bạch quả vào, nấu sôi khoảng 5-7 phút. Rắc thêm một ít mè trắng đã rang chín và dùng nóng.

Chè bạch quả bột sắn dây

2. Chè bột sắn dây bí đỏ

- Bí đỏ bào vỏ, rửa sạch, xắt nhỏ, nấu chín mềm, cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước lạnh, xay nhuyễn.

- Nấu sôi bí với lá dứa, rồi cho thêm đường phèn và đậu đỏ đã luộc chín vào, nêm độ ngọt vừa ăn.

- Bột sắn dây hòa với nước thành hỗn hợp hơi sệt. Đổ hỗn hợp này vào nồi bí đỏ, khấy đều, nhẹ tay để hạt đậu đỏ không bị nát.

- Múc ra chén, trang trí thêm trên mặt bằng ít hạt đậu đỏ đã nấu chín. Dùng nóng.

3. Chè bắp bột sắn dây

- Lấy khoảng hai ba trái bắp nếp tươi, bào mỏng phần hạt để riêng, giữ lại phần lõi. Luộc cả bắp bào lẫn phần lõi.

Khi hạt bắp chín mềm, vớt bỏ lõi. Cho đường phèn vào, nấu trên lửa nhỏ để đường tan và thấm vào bắp.

- Bột sắn dây hòa tan với chút nước lạnh, đổ từ từ vào nồi chè bắp trên bếp, khuấy đều tay đến khi bột sắn dây trong suốt. Tắt bếp.

- Cho chút muối, đường, bột bắp vào nước cốt dừa. Đặt nồi hỗn hợp trên lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa sánh đặc. Khi ăn múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên trên.

Chè đậu bắp sắn dây

4. Nước tắc bột sắn dây

- Hòa tan hai muỗng canh bột sắn dây với 100ml nước sôi để nguội, quấy tan. Vắt thêm chừng một trái tắc vào ly, khuấy đều.

- Cho khoảng ba bốn muỗng cà phê đường cát mịn (tùy khẩu vị), khuấy tan đường. Đường tan, cho thêm đá viên vào ly và thưởng thức. Ly nước tắc bột sắn dây mát lạnh không chỉ có công dụng giải nhiệt tốt mà theo kinh nghiệm dân gian đây còn là thức uống được nhiều người sử dụng với mục đích phòng bệnh cao huyết áp. Có thể thay tắc bằng chanh.

5. Chè bột sắn dây

- Cho 1,5 thìa cà phê bột sắn với 1 cốc nước quả mơ muối lâu năm (theo phương pháp Thực dưỡng), 1 – 2 lát gừng, ½ thìa tương cổ truyền (tương tamarin). Sau đó, đun trong nồi đất (không dùng nồi gang, nhôm, sắt, thép), quấy đều đến khi sánh đặc lại.

- Chờ 1, 2 phút cho nguội sau đó bắc ra. Cho gừng vào, nếu muốn thì cho thêm tương (hay Tamari hoặc Misô).

6. Nước sắn dây

Bột sắn dây hòa với đường là một loại nước uống giải khát khá tốt trong mùa hè. Hoặc quấy đều rồi để tủ lạnh và ăn mát.

Nước sắn dây, nước bột sắn dây

Sắn dây có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, có tác dụng vào hai kinh tỳ vị. Sắn dây có tác dụng sinh tân, thanh nhiệt giải độc và làm ra mồ hôi.Sắn dây dùng để trị ngoại cảm, sốt, nôn, mửa, đái đường và giải độc rượu. Người bệnh đái đường nên uống nước nấu củ sắn dây. Sau khi lao động ngoài nắng, uống bột sắn dây vừa có tác dụng giải khát vừa phòng ngừa cảm nắng. Tinh bột có trong sắn dây làm tăng lượng máu lên não, lưu lượng máu ở động mạch tăng và giảm huyết áp. Bột sắn dây có thể dùng để trị đau quặn tim do thắt động mạch vành, hạ huyết áp.

Và cũng không có bằng chứng hay được y văn nhắc đến việc tác động lên sắc tố da của bé sau này.

Cách chọn và bảo quản bột sắn dây

Bột sắn ngon có màu trắng đều, không lẫn tạp chất. Viên bột sắc cạnh, khi nhai thấy giòn, sau khi tan trong miệng sẽ thấy nóng nóng lưỡi, cảm giác mềm, mịn. Bột sắn dây ướp hoa bưởi rất dễ mốc, nên chọn loại bột sắn ướp loại hoa bưởi thật khô, thật giòn để có thể giữ được lâu.

Bảo quản bột sắn dây trong hộp có nắp đậy kín, để ở nơi khô, thoáng. Tuyệt đối không sử dụng bột sắn dây đã chuyển màu sậm.

Những người có kinh nghiệm thường cho rằng không nên uống bột sắn với mật ong vì hỗn hợp này có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Những chú ý uống bột sắn dây khi mang thai

Khi phụ nữ có thai uống bột sắn dây, cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý: Nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.

Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

- Phụ nữ mang thai nếu có các dấu hiệu như mệt mỏi, tay chân, người lạnh. Hãy nói không với nước sắn dây, vì loại thức uống này có tính hàn, khi vào cơ thể phụ nữ có triệu chứng trên sẽ gây ra tình trạng cộng hưởng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng cả mẹ và bé.

- Ngoài ra, thêm một trường hợp phụ nữ động thai kèm theo triệu chứng co bóp dạ con cũng không được uống nước sắn dây dưới bất kỳ hình thức nào.

- Đừng vì nghĩ rằng bột sắn dây mát, tốt cho sức khỏe mà phụ nữ mang thai lạm dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly.

- Tốt nhất, hãy uống nước sắn dây chín, không nên uống sống vì khó tiêu và làm chậm quá trình hấp thụ chất. Có thể pha thêm chút đường cho dễ uống.

- Hai đầu củ sắn và lớp vỏ là vị trí tập trung nhiều nhất Axit cyanhydric, chất gây ngộ độc. do đó, phụ nữ mang thai hãy hạn chế ăn củ sắn luộc.

Thân Thiện