Tác dụng của quả thanh long
Thanh long
Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại México, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.
Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Nam Mỹ và châu Á, thanh long nảy mầm và phát triển phong phú.
Thành phần dinh dưỡng
Thanh long ruột trắng:
Axit myristic: 0,3%. Axit palmitic: 17,1%. Axit stearic: 4,37%. Axit palmitoleic: 0,61%. Axit oleic: 23,8%. Cis-Axit vaccenic: 2,81%. Axit linoleic: 50,1%. Axit linolenic: 0,98%.
Axit myristic: 0,2%. Axit palmitic: 17,9%. Axit stearic: 5,49%. Axit palmitoleic: 0,91%. Axit oleic: 21,6%. Cis-Axit vaccenic: 3,14%. Axit linoleic: 49,6%. Axit linolenic: 1,2%.
Quả thanh long là một trái cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thanh long chứa 60 calo cho mỗi quả và rất giàu vitamin C , B1, B2 và B3, cũng như các khoáng chất như sắt, canxi, và phốt pho.
Tác dụng của quả thanh long
1. Tốt cho tim
Các vấn đề tim mạch đang ngày một gia tăng trong cuộc sống hiện đại. May mắn thay, thanh long có tác dụng tuyệt vời trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt tron cơ thể. Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúp cho trái tim bạn nghỉ ngơi trong tình trạng thái tốt.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Hãy ăn thanh long để làm sạch hệ tiêu hóa của bạn.Thanh long chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa kém và táo bón. Thịt và hạt thanh long chứa lượng protein giúp cho cơ thể khỏe mạnh và vui tươi.
3. Phòng bệnh ung thư
Để giúp cơ thể thoát khỏi các gốc tự do có thể gây ung thư, bạn nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa và thanh long là một trong những thực phẩm đó.
Quả thanh long là một trái cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin C , B1, B2 và B... nên rất tốt cho sức khỏe.
4. Tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Lượng chất xơ cao trong thanh long tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong quả thanh long có thể giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường tăng cao.
5. Giảm dấu hiệu lão hóa
Thanh long chứa chất chống oxy hóa dồi dào giữ cho da căng mịn và tươi trẻ. Ngoài việc ăn trực tiếp thanh long, bạn thậm chí có thể đắp mặt nạ chống lão hóa từ loại quả này bằng cách trộn thanh long nghiền và mật ong.
6. Bảo vệ tóc khỏi các hư tổn
Nước trái cây thanh long là một dưỡng chất tuyệt vời cho tóc nhuộm hoặc tóc đã qua xử lý hóa học. Bằng cách thoa nước ép thanh long hoặc một sản phẩm chiết xuất từ quả thanh long lên da đầu của bạn, bạn có thể bảo vệ mái tóc đã nhuộm hoặc đã qua xử lý hóa học của bạn. Nước ép thanh long giữ cho các nang lông mở, giúp cho mái tóc của bạn khỏe mạnh và mềm mượt.
7. Ngăn chặn chứng viêm khớp
Viêm khớp trực tiếp ảnh hưởng đến các khớp và gây kích ứng nghiêm trọng dẫn tới viêm khớp, bất động. Thêm quả thanh long vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp bạn chống lại bệnh này. Lợi ích của thanh long cho những người bị viêm khớp rất tuyệt vời và thanh long thường được gọi là "quả chống viêm".
8. Tránh mụn
Mụn không chỉ là nỗi ám ảnh của thanh thiếu niên. Giàu vitamin C , thanh long trở thành thuốc mỡ bôi tuyệt vời. Nghiền nát một miếng thanh long sau đó bôi vào các nốt đỏ trên mặt hoặc cơ thể bạn sau đó rửa sạch với nước. Để có kết quả tốt nhất, sử dụng hai lần mỗi ngày .
9. Làm dịu da bị cháy nắng
Bằng cách kết hợp thanh long với nước ép dưa chuột và mật ong, bạn có thể tạo ra một hợp chất giống như lô hội có thể làm dịu làn da bị cháy nắng. Giàu vitamin B3, thanh long có thể dưỡng ẩm da bị cháy nắng và giải phóng nhiệt từ các vùng bị ảnh hưởng.
Những lưu ý khi ăn quả thanh long
1. Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh
Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
2. Thanh long là loại quả phụ nữ không thể ăn tùy tiện
Chị em không nên ăn quá nhiều loại trái cây này, đặc biệt là những người có thể chất hư lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
3. Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long
4. Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long
Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
5. Không ăn cùng sữa bò
Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.
6. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn thanh long
Ăn nhiều thanh long sẽ gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Trong loại quả này có chứa nhiều đường glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Cách chọn và sử dụng quả thanh long tốt nhất
Nên chọn những quả thanh long còn tươi, trên bề mặt càng đỏ càng tốt, phần mầu xanh thì càng xanh càng tốt. Nhưng nếu phần mầu xanh trở nên hô héo, chứng tỏ trái thanh long đó đã không còn tươi, tốt nhất không nên ăn nhiều.
Nên rửa sạch vỏ ngoài trái thanh long trước khi ăn, mặc dù chúng ta ăn ở bên trong vỏ. Nhưng để tránh vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm khi cắt thanh long, tốt nhất chúng ta vẫn nên rửa sạch.
Tốt nhất chúng ta nên ăn ngay khi mới mua thanh long về, nếu như cần cất giữ thì nên để chỗ thoáng mát. Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến biến chất.