Tác dụng của khoai tây
Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Khoai tây không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe, khoai tây còn là nguyên liệu làm đẹp phổ biến cho chị em.
Khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, riêng khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao. Đối với sức khỏe, tác dụng của khoai tây vừa là loại thực phẩm tốt cho huyết áp, giữ cho huyết áp ổn định vừa cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim. Bên cạnh đó các loại mặt nạ đơn giản, dễ làm từ khoai tây còn có tác dụng làm đẹp da, giúp tăng cường độ ẩm cho làn da mất nước và cân bằng độ ẩm cho làn da dầu.
Khoai tây, nguồn gốc xuất xứ
Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
Cây khoai tây đang thu hoạch.
Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile. Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm, nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.
Sau cuộc chinh phục Đế chế Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha giới thiệu khoai tây ra châu Âu trong nửa cuối thế kỷ 16. Sau đó nó được vận tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới. Khoai tây bị người nông dân châu Âu chậm chấp nhận do họ không tin tưởng. Để rồi sau đó nó trở thành một cây lương thực quan trọng và là cây trồng đóng vai trò làm bùng nổ dân số châu lục này trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, ban đầu khoai tây thiếu đa dạng di truyền, do có rất hạn chế số lượng giống cây được giới thiệu, nó còn là cây trồng dễ bị bệnh. Năm 1845, một căn bệnh thực vật gọi là bệnh rụng lá gây ra bởi nấm oomycete infestans Phytophthora, lây lan nhanh chóng thông qua các cộng đồng nghèo ở miền tây Ailen, dẫn đến mùa màng thất bát và xảy ra nạn đói. Hàng ngàn giống cây vẫ còn tồn tại ở vùng Andes, nơi mà 100 giống khoai tây khác nhau có thể tìm thấy, nhiều giống được lưu trồng bởi những hộ nông dân.
Chế độ ăn uống hàng năm của một công dân tính trung bình toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 bao gồm khoảng 33 kg khoai tây. Nó vẫn là cây trồng chủ lực của châu Âu (đặc biệt là phía đông và trung tâm châu Âu), nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người lớn nhất, nhưng việc mở rộng trồng trọt khoai tây diễn ra mạnh mẽ nhất tại Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây Thế giới được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Chất dinh dưỡng trong củ khoai tây
Khoai tây có chứa các vitamin, khoáng chất và một loạt các hóa chất thực vật như các carotenoit và phenol tự nhiên. Axít chlorogenic cấu thành đến 90% của phenol trong khoai tây. Các hợp chất khác trong khoai tây là axit 4-O-caffeoylquinic (axit crypto-clorogenic), axit 5-O-caffeoylquinic (axit neo-clorogenic), axit 3,4-dicaffeoylquinic và 3,5-dicaffeoylquinic. Trong một củ khoai tây còn vỏ có kích thước trung bình 150 g, cung cấp 27 mg vitamin C (45% giá trị hàng ngày), 620 mg kali (18%), o,2 mg vitamin B6(10%) và một lượng rất nhỏ thiamin, riboflavin, folate, niacin, magie, photpho, sắt và kẽm.
Khoai tây chứa khoảng 26 g cacbohydrat trong một củ trung bình. Các hình thức chủ yếu của cacbonhydrat này là tinh bột. Một phần nhỏ trong đó có khả năng chống tiêu hoá từ enzym trong dạ dày và ruột non. Tinh bột khoáng này được coi là có hiệu ứng sinh lý và lợi ích cho sức khỏe giống chất xơ: Là chống ung thư ruột kết, tăng khả năng nạp glucose, giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, tăng cảm giác no, thậm chí nó có thể làm giảm chất béo tích trữ trong cơ thể. Cách chế biến khoai tây có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng. Ví dụ khoai tây nấu chín chứa 7% tinh bột khoáng, khi làm nguội đi thì nó tăng lên 13%.
Khoai tây được xếp vào loại thức ăn có chỉ số Glycemic(GI) cao, do đó nó thường bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn của những người cố gắng theo chế độ ăn uống với GI thấp. Trong thực tế chỉ số GI tùy thuộc mỗi loại khoai tây khác nhau là khác nhau.
Do chứa nhiều cacbonhydrat, khoai tây được cho là khiến cho người bị béo phì dư thừa nhiều hơn chất béo. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học California, Davis và Trung tâm Quốc gia về An toàn Thực phẩm và Công nghệ, Viện Công nghệ Illinois chứng minh rằng mọi người có thể đưa khoai tây vào chế độ ăn uống của họ và vẫn giảm cân.
Tác dụng của khoai tây đối với sức khỏe
1. Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm
Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng. Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó, nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây nhé.
2. Trị loét dạ dày
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.
3. Trị chứng táo bón mạn tính
Rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt.
4. Chống ung thư
Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.
5. Chữa chứng phù mặt
Do bệnh gan, mặt bạn bị phù lên, đau đớn khó chịu. Trong khi chờ đi bác sĩ, bạn có thể chữa tạm thời cho đỡ đau bằng cách: Lấy khoai tây tươi giã nhỏ, đựng trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu ngay.
6. Giảm nếp nhăn
Chuẩn bị 3 củ dâu tây và nửa củ khoai tây chín xay nhyễn cùng một thìa sữa tươi.Bạn trộn đều hỗn hợp trên và dùng để đắp mặt nạ trong vòng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ có làn da sáng bóng, chống lão hóa , giảm nếp nhăn.
7. Trị mụn trứng cá
Ngoài công dụng trên thì khoai tây còn trị được mụn trứng cá nữa đấy. Với nửa củ khoai tây chin xay nhuyễn thêm nửa cốc sữa không đường bạn trộn đều hỗn hợp và đắp lên mặt 20 phút.Làm liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ hết mụn ngay bây giờ.
8. Giúp làm giảm sỏi thận
Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.
9. Giảm viêm
Nếu bạn thường xuyên bị các chứng viêm bên ngoài hoặc bên trong thì khoai tây có thể rất hữu ích cho bạn. Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm. Đặc biệt, khoai tây rất tốt cho những người bị loét miệng.
10. Tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.
11. Chữa bỏng
Khi bị bỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên chỗ bị thương, để một lúc lâu. Tuy nhiên, trước khi đắp, không nên rửa chỗ bị bỏng.
Tác dụng làm đẹp của khoai tây
1. Giảm mụn trứng cá
Sử dụng bông thấm nước ép khoai tây thoa đều lên vùng da bị mụn sẽ giúp giảm tình trạng viêm và làm lành vết mụn. Bạn có thể sử dụng hàng ngày cho tới khi mụn biết mất, tuy nhiên, nên tránh ánh nắng trực tiếp vì làn da thời kỳ này rất dễ bị tổn thương.
2. Giảm vết thâm
Một củ khoai tây nghiền nát, ép lấy nước và bôi lên mặt trong 10 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp bạn lấy đi các vết thâm do mụn để lại trên da.
3. Tạo làn da sáng hồng
Một củ khoai tây cắt lát mỏng, sau đó đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da.
4. Chống lão hóa
Trộn sữa tươi với ba quả dâu tây, nửa củ khoai tây luộc. Nghiền nhuyễn hỗn hợp và bôi lên mặt và mỗi tối trong 30 phút. Cách này cũng có tác dụng làm sáng da rất tốt.
5. Giảm quầng thâm
Cắt khoai tây thành lát mỏng, đắp lên mắt. Bạn có thể cho vào tủ lạnh trước khi dùng để giúp giảm bọng mắt.
6. Tăng độ ẩm cho da
Luộc chín một củ khoai tây, trộn với một thìa dầu oliu siêu nguyên chất, nghiền nhuyễn và đắp mặt trong 2 phút. Cách này sẽ giúp làn da mịn màng, giảm thô ráp, nứt nẻ.
7. Giúp giữ ẩm cho da và tránh mất nước
Hấp chín một củ khoai tây to. Nghiền nhuyễn và thêm vào vài thìa kem tươi để làm mềm. Thêm vào vài giọt tinh dầu quả hạnh (có thể thay bằng tinh dầu ôliu, trộn đến khi hỗn hợp có độ sệt và kết dính tốt, nếu vẫn chưa mềm hãy thêm vào vài thìa kem tươi. Mặt nạ này có hiệu quả làm mềm da tuyệt vời, rất phù hợp cho người có làn da mất nước, muốn làm tươi mới da và tăng cường độ ẩm cho da.
8. Giảm béo
Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Với những người ăn kiêng để giảm cân, khoai tây sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Một số cách làm đẹp da từ mặt nạ khoai tây
1. Mặt nạ dưỡng trắng
Một củ khoai tây cắt lát mỏng, sau đó đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da.
Hoặc kì công hơn bạn lấy 1 củ khoai tây tươi thái lát mỏng, trộn với 1 thìa cà phê bột mì. Sau đó thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào trộn thật đều và bám lên từng miếng khoai tây. Rửa mặt, đắp từng lát khoai tây lên mặt cho kín da, sau 20 phút thì massage nhẹ nhàng, rửa lại với nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/tuần. Đây là mẹo làm đẹp da rất được phụ nữ Nhật yêu thích.
2. Mặt nạ sáng da
Khoai tây cũng được sử dụng như mặt nạ trực tiếp bằng cách đắp các lát khoai tây lên mặt, dùng trong một thời gian sẽ thấy được hiệu quả mềm da, sáng da và đẹp da.
3. Mặt nạ dưỡng trắng
Khoai tây bạn luộc chín, nghiền nát trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy.
4. Mặt nạ chống nhờn
Bột yến mạch pha với một chút nước và đổ vào trộn đều với khoai tây đã được luộc chín nghiền thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên mặt 25 phút, rửa sạch bằng nước, bạn sẽ không lo làn da bóng dầu ảnh hưởng đến lớp trang điểm nữa.
5. Mặt nạ ngừa mụn
Nghiền nát khoai tây, trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy.
6. Mặt nạ khoai tây cho da nhờn
Dùng khoai tây đã nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với 1 thìa bột yến mạch để làm mặt nạ, sẽ có tác dụng cân bằng độ ẩm, giảm độ nhờn trên da.
Không chỉ giúp làm trắng da, tác dụng của khoai tây còn giúp tăng sắc hồng trên da. Vì thế, kể cả khi bạn đã có làn da trắng thì cũng đừng bỏ qua tác dụng tuyệt vời của khoai tây.
Một số lưu ý khi dùng khoai tây
Luôn dùng phần khoai tây tươi, không dùng khoai tây đã mọc mầm hay vùng khoai tây mọc mầm. Để dễ uống nước ép khoai tây, có thể pha trộn với nước ép cà rốt, hay các loại nước ép trái cây, rau xanh khác. Nước ép khoai tây có thể dẫn đến tiêu chảy trong một số trường hợp, khi dùng cần lưu ý. Nếu có vấn đề về dạy dày, bạn không nên dùng nước ép khoai tây.