Logo Bài Thuốc Quý

Những lưu ý ăn khoai tây không gây hại cho sức khỏe

01/01/2020 · SỨC KHỎE
Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, khoai tây sẽ trở nên vô cùng nguy hại. Dưới đây là một số điều lưu ý cần tránh khi ăn khoai tây để không gây hại cho sức khỏe.

Khoai tây, lưu ý khi ăn khoai tây

Khoai tây rất bổ dưỡng nhưng cũng có những điều kiêng kị.

Bạn nên nói “không” với khoai tây trong những trường hợp sau:

Không bảo quản trong tủ lạnh

Khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Lúc này, hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.

Khoai tây để trong tủ lạnh thường bị nhũn và héo đi. Cách bảo quản tốt nhất là cho khoai tây vào trong túi giấy và để nơi không có ánh sáng mặt trời.

Không ăn củ có vỏ màu xanh

Khi chọn khoai tây nên chọn loại có màu nâu sẫm và nên tránh những củ khoai tây có màu xanh.

Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Tuy nó gây hại cho sức khỏe nhưng đây là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Đây chính là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của khoai tây nhằm để tránh nấm và sâu bệnh, kể cả lúc bị bầm dập, thâm tím. Do đó, nếu thấy củ khoai tây có những dấu hiệu trên thì bạn nên loại bỏ.

Không ăn khi mọc mầm

Ở điều kiện bình thường hàm lượng chất solanine và chaconine này trong củ khoai tây rất ít, trong 100 gr khoai mới có 10 mg nên không gây ngộ độc. Nhưng khi khoai tây mọc mầm thì hình thành lượng chất này cao, có khả năng gây ngộ độc cho người nếu ăn phải.

Vì vậy, khi khoai tây mọc mầm, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại. Tốt nhất bạn nên loại bỏ củ khoai tây này.

Không tốt cho phụ nữ mang thai

Cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây, cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số chuyên gia cảnh báo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với alcaloid thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ ngày và liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi đã có thể xảy ra.

Ngoài ra, khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ. Vì vậy, những phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nhiều khoai tây.

Không ăn khi bị tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có hàm lượng đường máu cao nên cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm giàu carbohydrat và tránh tiêu thụ chúng.

Đồng thời, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Họ chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường.

Lưu ý khi dùng khoai tây

– Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.

– Không nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.

– Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

– Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Theo Suckhoegiadinh.com.vn