Các loại thảo dược chữa nhiệt miệng
Cách chữa nhiệt miệng bằng nhọ nồi
Cỏ mực là một loại cỏ mọc hoang có tính lành, có vị ngọt chua, có tác dụng giảm sốt, cầm máu, chống viêm, giải độc. Chỉ cần lấy lá cỏ mực về đem rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một chút muối hoặc mật ong. Sau đó dùng bông y tế thấm thuốc vào cho bị loét do nhiệt. Thực hiện ngày 2-3 lần, cách trị nhiệt miệng này sẽ giúp những vết loét miệng mau chóng khỏi.
Nhọ nồi giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Ảnh minh họa
Cách chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót
Có thể trị nhiệt miệng bằng rau ngót và mật ngót. Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt đấy. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Rau ngót có tính mát hỗ trợ điều trị nhanh chóng các vết loét do nhiệt miệng. Ảnh minh họa
Chữa nhiệt miệng bằng rau càng cua
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rau càng cua có chứa 92% nước, 5,2mg vitamin C, 34mg photpho, 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, cung cấp cho cơ thể 24 calori.
Cách chữa nhiệt miệng bằng rau càng cua cũng đem lại hiệu quả không kém. Ảnh minh họa
Để chữa nhiệt miệng, nên dùng rau càng cua nấu canh, luộc để ăn. Nếu có thể ăn sống (dưới dạng rau trộn) hoặc ép nước uống thì càng tốt.
Chữa nhiệt miệng bằng khế
Khế, nhất là khế chua có tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Ảnh minh họa
Khế cũng là cách giúp chữa nhiệt miệng cực tốt. Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.