Bênh ung thư máu (bạch cầu)
Bệnh ung thư máu là gì?
Ung thư bạch cầu thường được gọi với cái tên khác là ung thư máu, là một loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến.
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu "thức ăn" và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).
I. Triệu chứng của bệnh ung thư máu
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức, đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác.
Bệnh nhân có thể có những chứng sau:
- Do sức công phá trong tủy: Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp.
- Do thiếu hồng cầu: Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt.
- Do bạch cầu không bình thường: Hay bị nhiễm trùng.
- Do giảm khả năng làm đông máu: Chảy máu nướu răng, dễ bầm.
- Biếng ăn, sút kí.
Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
Phần lớn các triệu chứng này không phải là đặc trưng nên dễ bị người bệnh bỏ qua.
Khi nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những bước kiểm tra sau:
Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ phát hiện được hạch sưng to, gan-lách to ra.
Xét nghiệm máu: Cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần các loại bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, giảm số lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.
Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để soi dưới kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương:
- Chọc hút tủy: Sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy một ít tủy xương.
- Sinh thiết tủy: Sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương.
Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà bác sĩ cho làm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
- Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường trong máu.
- Chụp X quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.
II. Phương pháp điều trị ung thư máu
Có nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với bệnh bạch cầu như: theo dõi-chờ đợi, hóa trị liệu, điều trị đích, điều trị sinh học, xạ trị, ghép tế bào gốc hoặc phẫu thuật cắt bỏ lách to. Có thể phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Sự lựa chọn biện pháp điều trị tùy thuộc chủ yếu vào: thể bệnh, tuổi của người bệnh, sự xuất hiện tế bào bạch cầu trong tủy.
Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu chủ yếu vẫn là thay tủy xương để thay thế phần tủy xương đã bị hư hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến của bạch cầu. Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào thì khả năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và dù cho có thành công thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm)
Hiện nay ngoài cách ghép tủy (cuống rốn, cấy tế bào gốc....) còn có thể dùng hóa trị liệu, cho tới nay cách dùng hóa trị vẫn có triển vọng rất tốt cho các bệnh nhân. Ngoài ra đối với dòng Lympho còn có thể xạ trị màng não, ngăn ngừa tế bào phát triển lên não. Đối với những bệnh nhân có quá trình điều trị bệnh tốt, sức đề kháng tốt, thích nghi với môi trường tốt và nằm trong khoảng thời gian điều trị từ 3-5 năm có thể bình phục hoàn toàn.
Các bệnh nhân bị bạch cầu cấp tính cần được điều trị ngay với mục đích giảm các triệu chứng của bệnh để đạt hiệu quả lui bệnh. Với bệnh bạch cầu mạn tính không có triệu chứng, điều trị có thể được trì hoãn với sự theo dõi của các bác sỹ và tiến hành điều trị khi các triệu chứng xảy ra. Điều trị giúp kiểm soát bệnh và các triệu chứng.
III. Cách phòng chống ung thư máu
Xưa nay ta vẫn coi ung thư là bệnh nan y, khi có bệnh rồi thì vái tứ phương, tốn kém chữa chạy song vẫn chỉ còn chờ chết. Ngày nay khoa học đã phát triển, nhiều trường hợp ung thư phát hiện sớm đã chữa trị được nhưng nếu hiểu biết mà chủ động phòng chống bệnh ung thư thì tốt hơn
Trong đời người, tế bào ung thư thường xuất hiện 6 đến 10 lần:
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Theo KẾT LUẬN CỦA JOHNS HOPKINS VỀ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ thì "Trong đời người, tế bào ung thư thường xuất hiện 6 đến 10 lần" nhưng nó có phát triển thành khối u hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu hiểu biết thì ta có thể chủ động phòng chống được căn bệnh
Hãy để cho tế bào ung thư đói:
1. Tế bào ung thư không thể tồn tại trong môi trường nhiều ô-xy do đó phải năng vận động, hô hấp sâu, nhất là luyện tập khí công đều đặn.
2. Tế bào ung thư rất thích đường mía, hãy hạn chế ăn đường này và nên thay thế bằng mật ong có lợi cho cơ thể nhiều thứ khác nữa.
3. Tế bào ung thư rất thích sữa động vật để tạo màng tế bào nên hạn chế ăn sữa động vật và thay thế bằng sữa đậu nành.
4. Tế bào ung thư rất thích chất đạm động vật 4 chân, không nên ăn nhiều thịt động vật này và nên thay thế bằng cá, thịt động vật 2 chân như gà, vịt, ngan v.v... Thịt còn khó tiêu đọng lâu ở trong ruột nhất là đại tràng giúp cho tế bào ung thư cư trú phát triển.
Hãy tăng cường những chất có trong thực phẩm có khả năng chống tế bào ung thư:
1. Trà xanh nhất là trà xanh tươi (xay lá chè xanh tươi với nước, lọc uống tươi, không đun sôi) sẽ tăng khả năng chống ung thư (chất chống ung thư trong trà xanh bị mất tác dụng khi đun nóng trên 40 độ C) và còn phòng chữa được nhiều bệnh khác (người ta đã nghiên cứu 25 tác dụng phòng chữa bệnh bằng trà xanh).
2. Chuối tiêu chín (fully ripe banana) có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen(dark patches). Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao. Theo một nghiên cứu tại Nhật, trái chuối chứa chất TNF có những tính chất chống ung thư. Mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao. Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF. Vị giáo sư Nhật khuyên mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối để tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh.
3. Lô hội: Một kg cây Aloe Vera (gọt bỏ phần có gai hai bên lá), 200 gram mật ong nguyên chất và 3 hay 4 muỗng canh rượu mạnh. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần, uống 15 phút trước bữa ăn, mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh). Uống liên tục trong nhiều tháng, đi khám bác sĩ sẽ thấy bệnh thuyên giảm, hoặc khỏi hẳn. Nếu là ung thư gan thì không cho rượu. Phòng bệnh thì mỗi năm uống 10-15 ngày liền
.4. Măng tây có chứa một số lượng lớn protein gọi là histones có tác dụng rất tích cực trong kiểm soát sự phát triển của tế bào. Tầm quan trọng của tác động trên bệnh ung thư cũng không khác như là nhiệm vụ của một loại thuốc bổ cho cơ thể. Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã báo cáo là trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất chống sinh ung thư và chống ô-xy rất hiệu nghiệm. Về cách chữa trị, măng tây phải được nấu chín trước khi dùng vì thế măng tây đóng hộp vừa tươi và tiện lợi. Bỏ các cọng măng tây vào máy xay sinh tố và đánh cho nhừ, sau đó cất vào trong tủ lạnh. Cho người bệnh uống 4 muỗng canh, 2 lần trong ngày, sáng và chiều tối. Thường thì sau 2 - 4tuần người bệnh sẽ thấy sức khỏe được cải thiện. Người bệnh cũng có thể pha loãng trong nước nóng hoặc nước lạnh để uống. "Cái gì điều trị được thì có thể phòng ngừa được" cho nên có thể dùng măng tây phòng bệnh được.
5. Mật ong và bột quế: Những nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản và Úc ghi nhận tình trạng ung thư dạ dày và ung thư xương đang phát tác, đã được điều trị một cách hiệu quả bằng mật ong và quế. Bệnh nhân mắc phải ung thư dạ dày và xương có thể dùng như sau: Uống 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn đều, mỗi ngày 3 lần liên tiếp trong 1 tháng. Nếu dùng mật ong và bột quế hằng ngày sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch được tăng mạnh thêm và giúp bảo vệ cho cơ thể khó bị vi trùng và siêu vi khuẩn tấn công. Sử dụng mật ong đều đặn sẽ giúp cho bạch huyết cầu tăng thêm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi trùng và siêu vi khuẩn trong các mầm bệnh. Như vậy, sử dụng mật ong bột quế cũng là cách tăng cường sức khoẻ, phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
6. Lược vàng (Callisia fragrans) Theo một số thông tin dân gian, cây lược vàng có nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có một số bệnh khó chữa. Đó là các chứng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mạn tính, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, thấp khớp, chấn thương trầy xước, bầm tím, viêm họng, viêm mũi, viêm thận, đau răng, loét lợi, eczema, sỏi thận, tai biến mạch máu não, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say rượu... Tuy nhiên công dụng của cây lược vàng vẫn chưa được kiểm chứng một cách khoa học cụ thể, chủ yếu là thông tin dân gian truyền miệng
7. Uống nhiều nước hằng ngày để thải độc, không để tồn đọng tích luỹ có hại cho cơ thể cũng là một giải pháp cần đặc biệt quan tâm.
8. Uống nước Sả Tươi (Fresh Lemon Grass Drink) như uống nước trà có khả năng chữa trị bệnh ung thư. Một khám phá mới tại Israel: một số nhà khảo cứu và bác sĩ đã làm thí nghiệm bẵng cách cho vào trong một ống nghiệm những tế bào ung thư và tế bào bình thường .. Sau đó họ đã bỏ vài gram nước sả tươi vào ống nghiệm thì chất Citral chứa trong sả tươi làm cho các tế bào ung thư tự hủy hoại (cell suicide mechanism) , trong khi những tế bào bình thường không hề hấn gì)
9. Giữ tinh thần thoải mái hướng thiện cũng góp phần phòng chống ung thư: Bên cạnh các hoạt động lao động rèn luyện cho thân thể khoẻ mạnh còn cần thiền, tập khí công, tập dưỡng sinh phòng chống stress và có cuộc sống hướng thiện.Như vậy thể xác và tinh thần đều mạnh, sống khoẻ, sống vui, sống có ích cũng góp phần phòng chống ung thư tốt nhất, đẩy lui bệnh tật, kéo dài tuổi thọ