Cây trà xanh (Chè xanh)
Trà xanh
Tên thường gọi: Còn gọi là Trà xanh hoặc chè xanh.
Tên khoa học: Camellia sinensis O.Ktze
Họ khoa học: Thuộc họ Chè Theaceae.
Mô tả cây
Chè là một cây khỏe, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kích thân có thể tới mức một người ôm không xuể. Đôi khi mọc thành rừng trên núi đá cao. Nhưng khi trồng tỉa thường người ta cắn xén để tiện việchái cho nên thường người ta cắt xén để tiện việc thu hái. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Quả là một nang thường có 3 ngăn, nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
Búp chè xanh.
Phân bố
Ở nước ta được trồng nhiều tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Chè dùng làm thuốc hái vào mùa xuân, hái búp và lá non, vò rồi sao cho khô giống như cách chế biến chè hương để pha nước uống của nhân dân, cho nên ta có thể dùng chè làm thuốc. Không dùng chè đen hay chè mạn là những loại chè đã cho lên men rồi mới sấy khô hay phơi.
Công dụng và liều dùng
Chè được dùng làm nước uống, làm thuốc kích thích d cafein và chữa lỵ theo như đơn sau đây chè hương 100g, cam thảo 10g, nước vừa đủ 100ml.
Cách bào chế
Lấy chè và cam thảo đổ vào cho ngập, đun sôi trong nửa giờ, lọc lấy nước, bã còn lại thêm nước xâm xấp và đun sôi trong nửa giờ, lọc lấy nước, hòa hai nước lại, cô đặc cho đến khi còn 100ml, thêm natri benzoat 0.3g hoặc cho thêm 0.03g nipagin vào để bảo quản, ngày dùng 4 lần mỗi lần 5-10ml
Thành phần hóa học
Lá chè chứa cafein, tanin, caroten, riboflavin, acid ascorbic, acid nicotinic, acid malic và acid oxalic, theophyllin, xanthin, kaempferol, quercetrin, tinh dầu.
Ngoài ra, lá chè còn có saponin triterpen, các flavonoid.
Tác dụng dược lý
Chè có tác dụng ức chế sự tăng đường huyết chống đái tháo đường, có khả năng chống oxy hóa. Tanin trong chè khi tiếp xúc với niêm mạc ống tiêu hóa sẽ làm giảm hấp thu các chất sắt, calci nên dẫn đến táo bón. Cafein, theophyllin có tác dụng kích thích thần kinh, tăng sức lao động, lợi tiểu.
Tác dụng của nước trà xanh đối với sức khỏe
1. Trà xanh có chứa chất chống oxy hóa
Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. Chất này có khả năng bảo vệ bạn khỏi sự "tấn công' của các tế bào ung thư, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ bạn khỏi sự tác động xấu của môi trường ô nhiễm.
Uống trà xanh có nhiều tác dụng cho sức khỏe.
2. Trà chứa ít chất caffein hơn cà phê
Thay bằng việc uống cà phê bạn nên uống trà vì cà phê có chứa chất caffein gấp từ 2 đến 3 lần so với trà. Trong 226,8 g cà phê có chứa khoảng 135mg caffein, còn với 226,8 g trà lại chỉ có chứa từ 30 tới 40 mg.
Hơn thế nữa việc uống nhiều cà phê sẽ gây nên cho bạn những bất ổn về mặt sức khỏe như tâm trạng bồn chồn, gây tác động xấu đến tiêu hóa hay đau đầu hoặc "can thiệp" xấu tới giấc ngủ của bạn.
3. Trà giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột qụy
Trà xanh còn có khả năng hạn chế mức cholesterol xấu tăng lên trong máu.Một nghiên cứu kéo dài trong vòng 6 năm do các nhà nghiên cứu người Netherland, đã tìm thấy rằng nếu uống ít nhất từ 2 đến 3 cốc trà đen mỗi ngày sẽ giảm 70% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch so với những người khác.
4. Trà giúp bảo vệ xương
Một nghiên cứu đã được các nhà khoa học người Hoa Kỳ tiến hành so sánh giữa những người uống trà và không uống trà. Kết quả cho thấy, với những người uống từ 10 chén trà/ngày hoặc nhiều hơn sẽ có bộ xương chắc khỏe hơn những người không uống trà. Ngay cả khi họ đã cao tuổi, tăng cân, hay là những người nghiện hút thuốc.
5. Làm đẹp "nụ cười"
Lý giải cho điều này là do trong trà xanh có chứa chất giúp răng không bị sâu và sáng khỏe.Nhưng lưu ý khi uống trà bạn không nên thêm đường và để có hàm răng hoàn hảo bạn nên kết hợp uống trà và hình thành thói quen vệ sinh răng miệng.
6. Trà giúp "củng cố" hệ thống miễn dịch
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Một hệ thống miễn dịch tốt sẽ bảo vệ bạn khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.
Đã có 20 người tình nguyện tham gia vào công trình nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về y khoa, 10 người trong số họ đã uống 5 cốc trà mỗi ngày, 10 người còn lại uống 5 cốc cà phê mỗi ngày. Cuối cùng các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng hệ miễn dịch của những người uống trà hoạt động tích cực hơn rất nhiều so với những người uống cà phê.
7. Trà có khả năng chống ung thư
Trong trà không chỉ có chứa chất chống oxy hóa, mà cón chứa một chất hữu hiệu trong việc phòng chống ung thư. Bởi vậy nên bạn đừng quên bổ sung trà vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để phòng ngừa căn bệnh ung thư chết người.
8. Có khả năng giữ nước cho cơ thể
Các loại đồ uống như cà phê, bia rượu đều không có khả năng giữ nước cho cơ thể bạn, nhưng trái lại trà lại làm được điều đó. 70% cơ thể chúng ta là nước, nước chi phối mọi hoạt động trong cơ thể, cho nên muốn cung cấp đủ lượng nước cơ thể bạn cần, một cách hữu hiệu là bạn nên uống trà thường xuyên.
9. Trà không chứa calo
Calo chính là "thủ phạm" gây dư thừa cân nặng và là nguyên nhân gây nên căn bệnh béo phì. Những người đang trong giai đoạn ăn kiêng hay giảm cân thường được khuyên nên uống trà thay vì các loại đồ uống khác như bia, sữa, nước tăng lực... cũng là bởi lý do trà không có chứa calo. Vì thế, bạn hãy yên tâm uống trà mà không phải lo lắng bất cứ điều gì về vấn đề cân nặng.
10. Trà giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn
Rất nhiều người than phiền về sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra rất chậm cho nên họ khó có khả năng giảm cân, mặc dù đã thử không ít kế sách, trên thực tế trà xanh lại thực sự có khả năng thúc đẩy tốc độ trao đổi chất rất tốt.
11. Đào thải độc tố
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước. Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
12. Lợi tiểu, giảm huyết áp
Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
13. Giảm stress
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng. Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.
14. Tốt cho trẻ nhỏ
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 - 3 ly (0,5 - 2g trà/ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ nhỏ thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng hơn.
15. Chống cúm
Vitamin C có trong nước chè xanh làm tăng sức đề kháng, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch.
16. Tăng cường khả năng sinh dục
Trà cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 - 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Một ví dụ nữa là hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng chè xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước chè xanh đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ.
Uống trà xanh tốt cho sức khỏe sinh dục.
Một số bài thuốc từ trà xanh
1. Ăn không tiêu, đầy bụng
Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà (sao), 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau là uống được. Dùng 3 - 5 ngày.
2. Chữa cảm sốt
Lá chè 3g, muối ăn 1g, hãm nước sôi uống 4 - 6 lần trong một ngày, dùng trong trường hợp cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng. Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.
3. Chữa bỏng nhẹ
Lấy một nắm lá chè sắc nước đặc, để nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng, mỗi lần 10 - 15 phút, ngày làm 2 - 3 lần sẽ làm dịu đau, tránh phồng da, chóng lên da non.
4. Nước ăn chân
Lá chè già 400g, phèn chua 60g, sắc lấy nước đặc, để nguội bôi vào vùng da bị nước ăn chân, ngày 2 - 3 lần, bôi đến khi khỏi.
5. Da bị nẻ
Trước khi đi ngủ lấy một nhúm chè, nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.
6. Nhiệt miệng
Lá chè có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm nên thường xuyên dùng nước chè súc miệng có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả.
7. Làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ
Lá chè một nắm, rửa sạch, đun nước để rửa vệ sinh vùng kín hàng ngày.
Những lưu ý khi uống trà
- Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.
- Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
- Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
- Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.
- Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
- Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. . hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.
- Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
- Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
- Tránh uống trà quá đặc: Trà đặc sẽ đẩy sự hưng phấn của cơ thể bạn lên quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch và thần kinh. Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.
- Tránh kết hợp đường với nước trà: Đường và nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng của nó. Nếu thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.
- Tránh uống trà trước khi đi ngủ: Điều này đối với những người mới uống trà lại càng quan trọng. Rất nhiều người đã không thể ngủ được sau khi uống trà trước khi lên giường ngủ.
- Phụ nữ trong thời kỳ "đèn đỏ" không uống trà xanh: Uống trà xanh vào giai đoạn này sẽ khiến người phụ nữ bị mất máu nhiều hơn. Hơn nữa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường hay xuất hiện triệu chứng bị táo bón. Chất Tannin có trong trà xanh cũng sẽ làm cho triệu chứng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, kích thích tạo ra hiện tượng rong kinh, đau bụng và những phản ứng không có lợi cho cơ thể người phụ nữ.
Cách bảo quản trà
- Cất trà ở những nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cách mặt đất tối thiểu 50cm.
- Không để chung trà cùng các hàng hóa có mùi như: mỹ phẩm, thuốc lá, xà phòng nước mắm, cá khô, long não...
- Không mở túi/hộp trà nhiều lần, nhất là trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Không dùng tay lấy trà trực tiếp trong túi/hộp đựng bởi hơi ẩm, mồ hôi từ tay sẽ làm biến chất lượng trà còn lại.