Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần.
I. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ l - 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của cơn bệnh. Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ chỉ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể.
Dấu hiệu của từng giai đoạn của bệnh thủy đậu
Giai đoạn thứ nhất người bệnh có biểu hiện sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn
Sau khi bị siêu vi xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp hoặc khi trực tiếp tiếp xúc với người bệnh hay nước đậu, người bệnh phải qua thời gian ủ bệnh khoảng 10- 20 ngày mới có các triệu chứng như: sốt 38-39 độ, đau đầu, uể oải, chán ăn, họng viêmđỏ và có hạch sau tai . Đây đều là các triệu chứng ban đầu của người nhiễm siêu vi nên khi có các triệu chứng này, bạn cần cho trẻ đi khám để biết chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc hợp lý.
Giai đoạn thứ hai người bệnh xuất hiện các vết phỏng nước lan dần trên khắp cơ thể
Giai đoạn tiếp theo người bệnh xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimet, sau 1-2 ngày mới xuất hiện các nốt đậu. Phỏng nước xuất hiện đầu tiên ở mặt, ngực và lưng sau đó lan dần khắp cơ thể. Mụn bóng nước ban đầu chứa chất dịch màu trong sau một ngày sẽ chuyển sang đục như mụn mủ. Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy. Các mụn nước này mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau: đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy… Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất của các mẹ trong việc chăm sóc bé. Các mẹ cần chú ý không để bé vì nổi mụn có cảm giác ngứa, khó chịu mà gãi vỡ các mụn nước. Điều đó sẽ làm mụn mọc nhiều hơn, dễ để lại sẹo sâu và rất có khả năng gây biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn thứ ba người bệnh có các vết mụn đóng vẩy
Đây là giai đoạn phục hồi của người bệnh. Nếu không bị biến chứng thì bệnh có thể khỏi trong 1-2 tuần. Các nốt mụn đóng vẩy và bay đi rất nhanh, nếu không biến chứng sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe dần phục hồi lại: Giảm sốt, ăn uống trở lại như thường, hết đau họng, hạch sau tai,…
II. Bệnh thủy đậu lây lan thế nào?
Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).
Bệnh cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.
Khoảng 90% những nguời nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.
III. Biến chứng của bệnh thủy đậu
Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.
Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiêm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, vieêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi là giời leo.
Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.
IV. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu
VI. Cách điều trị bệnh thủy đậu
Quan trọng nhất trong chăm sóc và điều trị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh chỉ khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm.
Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…, ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt. Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…). Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut: Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày. Tuy nhiên, do bệnh thường gặp nặng ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn nên có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho các đối tượng này.
Acyclovir (adenin guanosine): Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Là dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, đây là chất một mặt ức chế cạnh tranh với ADN polymerase của virut nên ức chế sự nhân đôi của ADN; mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virut. Điểm đáng chú ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 - 100 lần ở tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virut. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi... và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc. Thời gian bán thải từ 3 - 4 giờ nên thường sau 4 - 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 - 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.
Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
Các loại thuốc điều trị thủy đậu
1. Fexofenadin (Glodas 60 mg): 15 viên, uống ngày 3 lần (sáng - trưa - tối)
2. Chlorpheniramin 4 mg (hydrogen maleat): 10 viên, uống ngày 2 lần (sáng - tối)
3. Amoxicilin Medoclav 875 mg + 125 mg: 14 viên, uống ngày 2 lần (sáng - tối)
4. Etifoxin chlohydrat (Stresam 50 mg): 20 viên, uống ngày 2 lần (sáng - tối)
5. Vitamin C (Ascorbic 500 mg): 20 viên, uống ngày 2 lần (sáng - tối)
6. Dung dịch xanhmetylen: chấm vào nốt mụn nước.
Điều trị tại nhà khi mắc bệnh thủy đậu
- Cắt móng tay của trẻ hoặc bọc bàn tay bằng vớ hoặc găng tay để giữ cho trẻ không gãi, tránh gây nhiễm trùng và để lại sẹo.
- Để làm nhẹ cảm giác ngứa, bỏ một nhúm natri cabonhidrat hoặc bột yến mạch vào nước. Đặt khăn tẩm nước lên da và đợi cho khô đi.
- Chấm thuốc, loại không chứa chất tạo mùi thơm, trên vùng bị tổn thương để làm dịu cơn ngứa.
- Tránh mặc tã cho bé nhiều nhất có thể để các mụn nước có thể khô lại và đóng vảy.
- Hòa tan ½ muỗng muối và một cốc nước ấm và dùng như là nước súc miệng để làm dịu các vết đau ở miệng, hoặc súc bằng hỗn hợp của nước ấm và oxy già. Ở các trẻ lớn hơn, viên ngậm hoặc thuốc dạng xịt có chứa một ít chất gây buồn ngủ.
- Dùng Tylenol trong trường hợp bị sốt; không nên dùng aspirin cho trẻ em mắc bệnh thủy đậu.
- Giữ cho các vết thương sạch sẽ bằng cách tắm rửa hằng ngày. Thoa thuốc ngoài da sau đó.
VII. Các lưu ý khi bị mắc bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh thường nhẹ nhưng rất dễ lây.
Người bệnh là nguồn lây duy nhất. Người ốm làm lây bệnh ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy (thường ở ngày thứ 7 kể từ khi đậu mọc). Virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt trẻ ốm bắn sang người lành khi nói, ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua mũi-họng, rồi theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...) và gây nên những nốt phỏng ở đó.
Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân và trong những tháng lạnh. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc nếu như lúc nhỏ chưa mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, đau mỏi các khớp, dễ kích thích, ngứa, rồi 24-36 giờ sau đậu mọc. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc. Đậu thường thưa, nhưng cũng có trường hợp mọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay.
Thoạt đầu, những nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông trông như giọt sương, hình quả xoan; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, ta sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thểí gặp đủ loại nốt: có nốt to, nốt nhỏ, có nốt đỏ, nốt phỏng, có nốt đã đóng vảy. Nhìn chung, sức khỏe của trẻ ít thay đổi. Đến ngày thứ 4-6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi và cơ thể thu được miễn dịch bền vững.
Người lớn chưa từng mắc cũng có thể bị bệnh và bệnh thường nặng. Người bệnh thường sốt cao 39-40oC, trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng có thể kèm theo máu.
Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ, da... của bào thai.
Với trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, những người bị eczema hoặc có bệnh về máu, bệnh thường nặng, nốt phỏng hay bị loét, hoại tử, có chứa chấy nhày màu xám; có khi còn gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tủy thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn.
Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.
Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng.
- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại vườn trẻ, lớp học... phải tắm gội trẻ cho sạch vảy.
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc. Chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa. Hằng ngày (ngày 2-3 lần) nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi trường hợp nhất thiết phải được thầy thuốc thăm khám bệnh chỉ định và hướng dẫn cụ thể.
- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Bạn yên tâm, bệnh thủy đậu không phải là bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh mang tính truyền nhiễm và đôi khi là bệnh hay lây nguy hiểm đến tính mạng, gây ra bởi siêu vi trùng Variola. Loại bệnh đậu mùa thường được thấy và gây ra nguy hiểm được gọi là Variola chủ.
Thủy đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra, rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Các nốt thủy đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau (nốt to, nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy).
Thủy đậu lây truyền rất nhanh, có thể có biến chứng nguy hiểm khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng, có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương, nhiễm trùng da là biến chứng của thủy đậu thường gặp nhất.
Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính: đậu thường thưa, đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau bong vẩy và không để lại sẹo.
Trường hợp của em do bệnh thủy đậu bị nhiễm trùng nên để lại sẹo rỗ, tiếc là không có cách chữa dân gian nào chữa được sẹo này để hướng dẫn cho em, sẹo này phải nhờ đến công nghệ siêu dẫn kim cương, siêu mài mòn.
Công nghệ siêu dẫn kim cương sẽ dùng những hạt tinh thể kim cương bắn vào bề mặt để lấy đi lớp da sừng sần sùi, tổn thương lâu ngày, đồng thời kích thích tái tạo lại lớp da mới từ bên dưới.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm do siêu vi có tên là Varicella Zoster. Bệnh thường gây ra tổn thương da dưới dạng các mụn - bóng nước có quầng da đỏ xung quanh. Ngoài ra bệnh có thể gây tổn thương nội tạng như viêm phổi…
Các tổn thương da có thể tự lành sau 7-10 ngày hoặc biến mất nhanh hơn khi được uống thuốc kháng siêu vi trong vòng 1-2 ngày đầu. Khi lành, tổn thương da biến mất hoàn toàn mà không để lại sẹo bởi vì các mụn - bóng nước này nằm rất nông trên da.
Tuy nhiên nếu tổn thương da bị bội nhiễm vi trùng hóa thành các mụn - bóng mủ hoặc bị dị ứng hoặc kích ứng chồng lên do cách chăm sóc không đúng như không tắm khi bị bệnh hoặc đắp lá cây cỏ… thì sẽ có nguy cơ để lại sẹo tại các tổn thương da.
Như vậy khi thủy đậu chỉ gây tổn thương trên da mà không ảnh hưởng nội tạng thì vấn đề quan trọng là chăm sóc da tránh để bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa khả năng lây lan cho người khác (siêu vi có thể lây qua đường thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của các mụn - bóng nước bị bể). Chúng ta nên chăm sóc bệnh như sau:
1. Thuốc uống
Chỉ nên dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhiễm, da liễu hoặc nhi.
2. Thuốc bôi
- Khi tổn thương còn mụn - bóng nước thì dùng các thuốc bôi màu như Milian, Eosin 2%... Các thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm khô tổn thương.
- Khi tổn thương đã khô mài màu nâu vàng, các thuốc bôi dạng gel hoặc kem chứa kháng sinh được dùng. Các thuốc này vừa ngăn ngừa tổn thương khỏi bị nhiễm trùng vừa giúp làm giảm cảm giác căng và khó chịu trên bề mặt tổn thương.
- Khi tổn thương đã khô mài, không có mủ thì có thể dùng các thuốc giúp liền sẹo như Madecassol, Curiosin, Cicaplast, Epithélial… Các thuốc này sẽ kích thích tăng sinh các sợi liên kết, đàn hồi, hỗ trợ vết thương lành đẹp.
3. Chăm sóc khác
Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Không nên bôi bất kỳ thuốc bôi hoặc đắp cây cỏ hạt… theo truyền miệng mà chỉ nên dùng thuốc bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nghỉ ngơi nhiều. Hạn chế tiếp xúc người khác trong khoảng thời gian 5-7 ngày đầu phát ban.
VIII. Một số bài thuốc chữa thủy đậu
Thủy đậu còn gọi thủy hoa, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này.
1. Loại nhẹ
Triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.
Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.
Bài thuốc: Lá dâu tằm tươi 30 g rửa sạch, lá tre tươi 20 g, cỏ màn chầu tươi 20 g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20 g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.
Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.
2. Loại nặng
Triệu chứng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu.
Bài thuốc: Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
Thuốc y học cổ truyền chữa thủy đậu
Theo y học cổ truyền, thủy đậu là do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Đây là bệnh thường ở phần vệ và phần khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.
Cần phát hiện sớm
Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, bỏ chơi, ngứa… Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp, và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vảy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính, một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Một số bài thuốc
Với trường hợp nhẹ - thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nặng hơn - thủy đậu mọc nhiều, màu sắc tím tối, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh), thì bài thuốc gồm các vị: bồ công anh 16g, kinh nhân 12g, tế sinh địa 12g, liên kiều 8g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Nếu khát nước nhiều, miệng khô thì thêm: thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 8-12g). Sắc uống ngày 1 thang - ban đầu cho 3 chén nước, sắc các vị thuốc còn lại 1,5 chén; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, sắc còn lại 1 chén. Hòa hai nước lại, chia dùng 3 lần trong ngày.
Sau cùng, cần tham khảo thêm ý kiến từ nhà chuyên môn để có hướng điều trị tốt hơn cho từng trường hợp.