Bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là gì?
Viêm xoang, sự viêm các xoang cạnh mũi, là một trong những bệnh thường gây đau khổ trong cuộc sống sinh hoạt bệnh nhân. Mỗi năm ước lượng nhiễm trùng hô hấp trên cỡ 3 -4 % ở người lớn trong đó viêm xoang chiếm khoảng 1%. Ngoài viêm xoang phối hợp với nhiễm siêu vi đường hô hấp, phần nhiều viêm xoang là kết quả của dị ứng mùa hay viêm mũi dị ứng. Những kích thích đường mũi có thể dẫn đến viêm xoang gồm việc sử dụng hoặc lạm dụng quá mức thuốc xịt mũi và những chất không phù hợp khi nghẹt mũi. Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
- Viêm xoang hàm
- Viêm xoang sàng
- Viêm xoang trán
- Viêm xoang bướm
- Viêm nhiều xoang một lúc
Các xoang cạnh mũi là gì?
Các xoang cạnh mũi là các khoang lấp đầy không khí với phần đặc là các xương của hộp sọ, các khoang này làm giảm trọng lượng hộp sọ, phần không khí trong khoang chủ yếu là ở 4 cặp khoang hai bên. Hai xoang trán ở ngay phía sau trán, hai xoang lớn nhất ở phía sau hai má.
Hai xoang bướm và hai xoang sàng nằm ở sâu hơn phía sau mắt và hai xoang lớn nhất. Các xoang được lót bởi các tế bào tiết nhầy. Không khí vào xoang xuyên qua lỗ xương nhỏ thông với đường mũi, gọi là lỗ. Nếu những lỗ này bị tắc, không khí không thể vào xoang được và đồng thời chất nhày do tế bào lót xoang tiết không thể thải ra ngoài.
Viêm nhiều xoang là như thế nào?
1. Viêm 1 xoang: Chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.
2. Viêm nhiều xoang cùng một lúc: Tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).
I. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:
Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang. Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng. Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác. Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều. Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém. Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biêt cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
II. Các triệu chứng của viêm xoang
Có tất cả 5 triệu chứng chính:
Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
Xoang hàm: Nhức vùng má.
Xoang trán: Nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt.
Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi.
Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Ngứa mũi: Dị ứng mũi xoang.
Điếc mũi: Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: Không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: Có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: Viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
III. Các biến chứng của viêm xoang
A. Biến chứng gần: Vi khuẩn lan chung quanh - Viêm thị thần kinh - Viêm họng, viêm amiđan. - Viêm thanh quản, phế quản phế viêm. - Rối loạn tiêu hóa.
B. Biến chứng xa: Vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng. - Viêm màng não - Nhiễm trùng huyết.
Viêm xoang có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm họng mạn tính,nhiệt miệng, viêm thanh quản, khí phế quản; biến chứng ở mắt như nhiễm trùng ổ mắt, viêm thần kinh thị giác; biến chứng sọ não như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm não, viêm màng não. Khi người bệnh viêm xoang bị sốt cao, đau đầu nghiêm trọng, đau mắt hay giảm thị lực, cần kịp thời đi khám bác sĩ.
IV. Cách điều trị viêm xoang
Nếu bác sĩ nghĩ nguyên nhân gây viêm xoang của bạn là do vi khuẩn thì sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Có thể bạn sẽ uống thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày, nhưng bạn sẽ hay bắt đầu cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày uống thuốc. Uống đúng thuốc rất quan trọng và tiếp tục uống cho đến khi hết bệnh hoàn toàn, ngay cả lúc bạn đã cảm thấy khỏe hơn. Nếu bạn bị đau hay nặng xoang, bác sĩ có thể kê toa hay đề nghị một loại thuốc thông mũi để giúp các xoang của bạn lưu thông. Nếu bạn bị viêm xoang do dị ứng, bác sĩ của bạn sẽ điều trị cơn dị ứng. Và thường thì cơn viêm xoang sẽ tự biến mất. Sau đây là những việc có thể làm để cảm thấy đỡ hơn khi bị viêm xoang cấp tính: - Nghỉ ngơi thật nhiều. Nằm xuống có thể làm cho các xoang bị nghẹt, vì vậy hãy cố nằm một bên mà giúp bạn cảm thấy dễ thở nhất. Bạn cũng có thể kê người cao lên bằng một cái gối. - Uống nhiều nước nóng và nước - Dùng nhiệt ẩm bằng cách đắp một cái khăn ấm, ẩm lên mặt hay hít hơi nước qua một tấm vải hay khăn. Điều này sẽ làm xoa dịu các xoang bị nén và giúp khai thông các ống xoang - Hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cảm lạnh loại không kê toa. Vài loại thuốc cảm có thể làm cho các triệu chứng trở nên tệ hơn và gây ra những vấn đề khác - Đừng sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt lâu hơn 3 ngày, chỗ sưng tấy trong xoang có thể nặng hơn khi bạn ngưng dùng thuốc - Sử dụng thuốc không kê toa như là acetaminophen (tên nhãn: Tylenol) - Tránh thức uống có cồn, chúng có thể làm cho vết sưng tấy trong xoang nặng thêm - Súc ống xoang bằng nước muối. Bạn có thể mua dung dịch này ngoài hiệu thuốc hay hỏi bác sĩ cách pha chế nó tại nhà.
Nếu bạn đã điều trị theo tất cả các biện pháp nêu trên mà vẫn không thấy đỡ thì bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh thần kinh tiền đình. Có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi. Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi.(tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu)
V. Cách phòng ngừa viêm xoang
Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng. Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai. Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.