Bệnh viêm họng
Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.
Có 3 loại viêm họng: Viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus - thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất...
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, phần lớn do virút (80%) như adeno, rhino, virút hợp bào đường thở, cúm, sởi… Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H. Influenzae… Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm ASEAN vì đây là loại dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận.
Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi, khói thuốc, rượu, khí thải hoá chất cũng gây viêm họng.
2. Phân loại bệnh viêm họng
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm V. ASEAN, viêm amiđan. Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39 – 40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
Viêm họng cấp do virút thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Việc điều trị với loại viêm họng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm sau siêu vi trùng thì phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả, dùng trong 5 – 7 ngày.
Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản… Ở trẻ em, biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu. Sưng khớp và khớp di chuyển là một số yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân. Biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hoặc 25 tuổi.
Viêm họng đỏ
Viêm họng đỏ là bệnh thường gặp khi thay đổi thời tiết, vào mùa lạnh. Bệnh do virút gây ra nên có tốc độ lây lan rất nhanh.
Triệu chứng điển hình là sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39 – 40oC, đau mình mẩy, kém ăn, trẻ em quấy khóc. Nếu do nhiễm khuẩn thì sẽ có các biểu hiện nhiễm khuẩn như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, mặt bơ phờ mệt mỏi.
Người bệnh thấy đau họng, rát họng khi uống nước hoặc nuốt nước bọt, nhưng với các chất rắn nuốt ít đau hơn, bệnh nhân khó nuốt, rát họng. Ho là dấu hiệu thứ hai hay gặp hơn cả, có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói, giọng hơi khàn, có khi khàn hẳn. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, đỏ. Hạch ở góc hàm sưng, đau.
Viêm họng giả mạc
Chỉ chiếm 2 – 3% nhưng cần phải cảnh giác vì nó có thể là viêm họng bạch hầu, một bệnh nặng. Trong trường hợp này, bệnh nhân nhợt nhạt, sốt trên 38,5oC; giả mạc có màu trắng, xám, dai, dính khó bóc, dày, lan rộng và rất dính vào niêm mạc của amiđan và họng. Có khi giả mạc lan xuống thanh quản, nhất là ở trẻ nhỏ, gây khó thở cấp (khó thở viêm thanh quản).
Viêm họng do liên cầu
Bệnh này gây nhiều biến chứng, nhưng hay gặp nhất là thấp khớp cấp và viêm cầu thận. Ngoài những biến chứng xa như thấp tim, viêm họng do liên cầu còn gây biến chứng gần như viêm tai giữa cấp mủ, viêm tấy, áp-xe quanh amiđan, áp-xe thành bên họng, thành sau họng.
Viêm họng do virút
Bệnh rất hay gặp. Hầu hết các trường hợp viêm họng do virút đều có thể có thể tự khỏi trong vòng 4 – 5 này (nếu không có bội nhiễm vi khuẩn). Bệnh hay kết hợp với viêm kết mạc mắt, rất hay gặp ở các nhà trẻ và có thể gây thành dịch.
Về điều trị, nếu là viêm họng do virút thông thường, không có bội nhiễm thì không cần dùng kháng sinh. Nếu do liên cầu khuẩn, cần điều trị tích cực bằng kháng sinh và theo dõi biến chứng như thấp tim.
Viêm họng trắng
Là chỉ các loại viêm họng có giác mạc màu trắng mà ngoài viền là bạch hầu như đã nói trước. Còn có viêm họng Vincent, còn gọi là viêm họng loét, chỉ chiếm khoảng 5% và thường một bên. Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi hoặc người già, giả mạc thường mỏng, dễ bong, khi bóc giả mạc phía dưới là một lớp loét nông.
Ngoài ra, viêm họng trắng thường gây nổi hạch ở vùng cổ.
Viêm họng hạt
Viêm họng mạn tính tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến viêm họng hạt. Bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp. Bệnh kích thích họng gây khó chịu. Người bệnh lúc nào cũng thấy vướng trong họng, ngứa họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ một tiếng mới hết; và chỉ một lúc sau (vài giờ, thậm chí chỉ mấy phút) lại bị ngứa họng, lại phải đằng hắng hay ho nhẹ một cái. Bệnh diễn biến một thời gian dài (vài tháng, có khi vài năm). Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn, việc đằng hắng không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân ho khan, thường không có đờm, có lúc phải ho cả tràng, thậm chí ho dài không kịp thở.
Điều trị viêm họng hạt tương đối khó. Việc đốt điện chỉ tạm thời loại bỏ một số hạt to, gây kích thích ngứa họng mà thôi. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị viêm nhiễm xung quanh thì bệnh sẽ tái phát như cũ. Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh; phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để, ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amiđan… để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này.
Viêm họng mạn tính – trong hội chứng trào ngược
Đây là một bệnh ít người biết đến nhưng lại khá phổ biến. Trước đây, người ta cho rằng nguyên nhân chủ yếu lại là các yếu tố như rượu, thuốc lá, hơi độc, khói, bụi, hiện nay chủ yếu là do bệnh lý loét dạ dày thực quản, hiện tượng viêm họng và amiđan là do dịch trào ngược từ dạ dày vào thực quản đưa lên tạo thành bệnh. Các triệu chứng lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ hay mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan có thể có ít đờm làm bệnh nhân rất khó chịu phải khạc nhổ suốt ngày./.
3. Cách điều trị bệnh viêm họng
Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.
Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
- Cắt chanh thành lát, trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng.
- Những ngày lạnh nên ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.
- Để trị ho, viêm họng, nên lấy lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống. Hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quít để trị ho, viêm họng.
- Nếu khản tiếng, mất tiếng dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống (cho thêm nước giá đậu xanh càng tốt). Nếu không sợ mùi tỏi thì phối hợp với tỏi cũng tốt. Ngoài ra ăn nho ta cả vỏ, uống nước quả lê sẽ hết khản giọng.
5. Cách phòng bệnh viêm họng
Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cần phải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:
- Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
- Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
- Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi... cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
- Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
- Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
6. Cách phòng tránh lây nhiễm viêm họng
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.