Cây diếp cá
Rau diếp cá
Bạn nên trồng trong vườn nhà một vài luống diếp cá bởi nó sẽ rất có ích cho sức khỏe gia đình khi có người sốt, ho, lên sởi, mụn nhọt…
Rau diếp cá có tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb, trong dân gian còn có tên giấp cá, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái, co vầy mèo (Thái). Là một loại thân thảo, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rau diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, ngoài việc dùng làm rau gia vị còn thường dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Theo Đông y, diếp cá có tính ấm mát, hơi lạnh, cay… Tác dụng giải nhiệt chống viêm, lợi tiểu, điều hoà kinh nguyệt, giảm đau… Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Các thực nghiệm dược lý hiện đại cũng đã chứng minh diếp cá có tác dụng chống nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng, lợi tiểu…
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau – cây thuốc này như: Kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.
Rau diếp cá dân gian vẫn gọi với những tên gọi phổ biến như diếp cá, dấp cá hay ngư tinh thảo. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.
Rau diếp cá là một loại rau và vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh.
PGS. TS. Dương Trọng Hiếu, Phòng khám Đông Phương y quán, Hà Nội cho biết, theo Đông y diếp các có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu, sát trùng. Chính vì vậy, trong các tài liệu y học cổ truyền cũng đã lưu lại nhiều tác dụng quý từ rau diếp cá.
Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.
Thạc sĩ, Dược sĩ Đoàn Xuân Đinh, Khoa Dược, viện Y học cổ truyền Quân đội cũng cho biết, mùi tanh tanh của rau diếp cá khi vò ra chính là tinh của nó. Tinh dầu này chính là công dụng quý của diếp cá. Lá và phần thân bò trên mặt đất của nó có những chất kết hợp cùng với tinh dầu mang tác dụng điều trị bệnh.
Với những gia đình ở xa các cơ sở y tế có có thể dùng diếp cá để điều trị ban đầu với một số chứng bệnh, hoặc kết hợp cách điều trị từ rau diếp cá với cách điều trị Tây y để có kết quả cao hơn.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Tác dụng của rau diếp cá đối với sức khỏe
Theo nghiên cứu y học hiện đại, toàn thân cây diếp cá chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu là: Nhóm aldehyt và các dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl ceton, 1-decanal, 1-dodecanal, 3-oxododecanal là những chất có tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, từ lá diếp cá người ta đã phân lập được β-sitosterol, một alcaloid gọi là cordalin và các flavonoid như afzelin, hyperin, rutin, isoquercitrin và các quercitrin là các chất mang tính kháng sinh, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu, E.coli, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn Leptospira. Nó cũng có tác dụng đối với virus sởi, herpes, cúm và cả HIV, do tác động vào vỏ bọc protein của virus. Diếp cá còn diệt ký sinh trùng và nấm.
Dung dịch flavonoid toàn phần của diếp cá với nồng độ 1g/l ức chế 13,5% hoạt tính men polyphenoloxydase huyết thanh người bình thường, với nồng độ flavonoid 5g/l ức chế 50% hoạt tính men này. Hoạt tính của men polyphenoloxydase tăng rất rõ rệt khi cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trạng thái viêm cấp hoặc mãn tính. Chúng gây nên hiện tượng sốt ở người mắc bệnh. Đồng thời, nước sắc cũng như flavonoid chiết tách riêng của diếp cá có tác dụng ức chế men catalase huyết thanh. Một enzyme catalase có thể chuyển đổi 40.000.000 phân tử hydrogen peroxide tạo nước và oxy mỗi giây. Và hoạt tính của men này tăng rất rõ rệt khi cơ thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn, trạng thái viêm cấp hoặc mãn tính. Vì vậy, công tác đầu tiên trong việc chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đó là ức chế hoạt tính men catalase. Nước sắc (0.1kg diếp cá trong 1lit) ức chế 56,7% hoạt tính men, flavonoid chiết tách riêng của diếp cá (1g trong 1lít) ức chế 19.2% hoạt tính men catalase.
Hoạt chất quercitrin có trong diếp cá có tác dụng lợi tiểu mạnh. Một hoạt chất có tác dụng điều trị loét dạ dày đã được phân lập từ diếp cá. Ngoài ra diếp cá còn được các nhà y học chứng minh có tác dụng chữa loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, tác dụng ức chế thần kinh trung ương, tác dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bị rắn độc cắn…
1. Trị bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu vào năm 2014 trên cơ thể chuột cho thấy việc uống liên tục chiết xuất ethanol của rau diếp cá trong 3 tuần có thể làm giảm hàm lượng FPG (hàm lượng glucozo trong máu lúc đói) đáng kể. Ngoài ra, chúng còn chứa thành phần chống tiểu đường và khả năng giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó, loại rau này còn được xem là một liều thuốc tiềm năng đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường;
2. Giúp kiểm soát cân nặng
Nhiều nghiên cứu cho biết rau diếp cá chứa thành phần chống béo phì. Do đó, ăn nhiều rau diếp cá sẽ giúp giảm đi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể;
3. Giúp lợi tiểu
Loại rau này thường được sử dụng trong các bài thuốc truyền thống dân gian giúp lợi tiểu;
4. Giải độc tố cho cơ thể
Nó còn có thể giúp tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể vì nó chứa thành phần diệt vi khuẩn và vi rút.
5. Trị bệnh viêm phổi
Loại rau này có thể được dùng để hỗ trợ điều trị viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và hội chứng hô hấp cấp tính (bệnh SARS).
6. Chữa các bệnh nhiễm trùng
Người ta thường dùng rau diếp cá chữa bệnh nhiễm trùng vì nó có thành phần diệt khuẩn.
7. Chữa bệnh ecpet (bệnh mụn giộp)
Bác sĩ khuyên các bệnh nhân mắc bệnh ecpet nên dùng thường xuyên vì loại cây này chứa thành phần có thể kiềm hãm vi rút ecpet và giả dại.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch bởi vì chúng giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Các bác sĩ còn cho rằng rau diếp cá là một trong những loại rau có chứa nhiều hợp chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Ngoài ăn rau diếp cá, còn có rất nhiều cách để tăng cường chức năng hệ miễn dịch như tập thể dục, ăn nhiều rau củ, tắm nắng và ngủ đủ giấc.
Tác dụng của rau diếp cá.
Một số bài thuốc từ rau diếp cá
1. Chữa mụn nhọt ưng đỏ, mụn trứng cá
Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, một nửa đem giã nát, đắp lên vùng bị mụn, một nửa đem ăn sống (Nếu không ăn được sống, có thể giã nát lấy nước uống với đường cũng được).
2. Trị đái buốt đái dắt, tiểu đêm
Rau diếp cá, rau mã đề và rau má mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống 1 đến 2 tuần sẽ có tác dụng.
3. Chữa viêm phổi, viêm ruột
Rau diếp cá 50g, sắc lấy nước uống, ngày uống 2 – 3 lần trước bữa ăn, dùng 4 – 6 ngày sẽ khỏi.
4. Trị quai bị
Lấy một ít lá diếp cá tươi, giã nhuyễn và đắp lên quai hàm, băng lại cố định, mỗi ngày làm 2 lần.
5. Chữa bệnh trĩ
Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy diếp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt.
6. Chữa bệnh đau mắt đỏ
Rau diếp cá 10 lá, rửa sạch giã nhuyễn - dùng vải mỏng hoặc giấy xốp gói đắp lên mắt sẽ khỏi.
7. Chữa bệnh táo bón
Lấy 10g diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm 15 phút, sau đó uống thay trà. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày sau, sẽ có kết quả.
8. Trị các chứng bệnh về thận
Lấy 50 - 100g rau diếp cá (sao vàng), đổ 1.000ml nước sôi vào ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang. Uống lien tục trong vòng 3 tháng.
9. Chữa sốt ở trẻ em
Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.
10. Chữa kinh nguyệt không đều
Cây diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch cây diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
11. Chữa viêm âm đạo
Cây diếp cá 20g, bồ kết 10g, tỏi 1 củ (vừa). Cho tất cả vào nồi cùng với 5 bát nước đun sôi thật kỹ. Cho bệnh nhân xông hơi nóng vào chỗ đau, sau đó dùng nước đã nguội để ngâm, rửa chỗ đau. Ngày làm 1 lần, làm trong 7 ngày liền thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
12. Chữa viêm tuyến vú
Lá diếp cá 30g (dùng lá tươi), lá cải trời (một loại rau dại mọc rất nhiều vào mùa xuân) 20g. Rửa sạch hai thứ lá trên, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, cần uống 5 ngày liền.
13. Chữa mụn nhọt sưng đỏ
Lá diếp cá ăn sống hoặc giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt.
14. Chữa táo bón
Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống trong 10 ngày. Lưu ý: Trong thời gian điều trị không được sử dụng các loại thuốc khác.
15. Chữa bệnh viêm tai giữa
Lá diếp cá khô 20g, táo đỏ 10g, nước 60ml sắc còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày.
16. Chữa viêm phế quản
Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc, uống dần trong ngày.
17. Hỗ trợ điều trị sỏi thận
20g diếp cá, 15g rau dệu, 10g cam thảo đất. Sắc uống ngày một thang, uống trong 1 tháng. Hoặc 100g diếp cá, sao vàng, hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút, uống thay nước hàng ngày, uống trong 2 tháng. Sau 2 tháng nếu muốn uống tiếp thì 7 ngày sau mới uống.
18. Trị chứng đái buốt, đái rắt
20g diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 7-10 ngày.
19. Chữa đau sưng
Diếp cá 15g, nhọ nồi 15g, cải rừng 15g, xương sông 15g, dưa chuột 15g, khế 15g, đơn đỏ 15g, huyết dụ 15g, xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 lát, củ nâu 3 lát. Tất cả giã nát, thêm nước và vắt lấy nước uống, bã đắp vào chỗ sưng (Nam dược thần hiệu)
20. Chữa sởi
Diếp cá 15g, rau dệu 15g, đậu chiều 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày. Thuốc thúc sởi mau phát ra ngoai.
21. Chữa viêm phổi
Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g, lô căn 20g, liên kiều 20g, hạnh nhân 12g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 5g. Thạch cao sắc trước 15 phút; hoàng liên giã dập, cho các vị thuốc vào sắc uống làm 2 lần trong ngày. Nếu khó thở, thêm đinh lịch tử 12g, tang bạch bì 12g; nếu ho ra máu thêm bạch mao căn 12g.
22. Chữa viêm xoang nhiễm khuẩn
Diếp cá 20g, thạch cao 40g, kim ngân hoa 16g, tân di 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 12g, tri mẫu 12g, mạch môn 12g. Thạch cao sắc trước 15 phút, sau đó cho các vị thuốc vào, sắc uống. Ngày uống 1 thang.
Kiêng kỵ: Không dùng cho các trường hợp hư hàn
Tác dụng của rau diếp cá trong việc làm đẹp
Rau diếp cá là loại rau có tính mát thường được sử dụng như một loại rau sống hay làm tăng hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó bạn có nhận được những tác dụng làm đẹp với rau diếp cá cũng như công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ loại rau vườn nhà này.
Diếp cá là loại thảo dược lành tính quen thuộc và dễ tìm. Ngoài tác dụng làm thực phẩm với khả năng chống nhiễm khuẩn, giúp nâng cao sức đề kháng, diếp cá còn được biết đến với công dụng làm đẹp hiệu quả, làm mát da và điều tiết lượng dầu thừa trên da.
1. Trị mụn, làm mờ vết thâm
Bạn chỉ cần trộn 1 thìa nước cốt lá diếp cá và một thìa nước cốt lô hội và thoa lên da mặt trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Có tính kháng khuẩn cao nên rau diếp cá sẽ làm xẹp các nốt mụn và giảm tấy đỏ, trong khi tinh chất có trong lá lô hội sẽ giúp se khít lỗ chân lông, giảm các vết thâm do mụn để lại.
2. Giúp da săn chắc, điều tiết da nhờn
Xay lá diếp cá với một chút muối hạt thành hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi lên mặt. Trong đó, muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn cho da. Muối còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và chống lại mụn trứng cá.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm gel lô hội vào xay cùng. Lô hội lành tính, phù hợp với mọi loại da, khi kết hợp với diếp cá, đây sẽ là loại mặt nạ lý tưởng cho làn da nhờn và mụn. Tinh chất có trong nha đam sẽ giúp các lỗ chân lông se lại, giảm đáng kể các vết thâm do mụn để lại và làm mát da rõ rệt.
3. Làm mịn da
Lá diếp cá rửa sạch, nghiền nát, lấy bông mềm thấm phần nước cốt rau lau nhẹ lên da mặt và cổ. Sau đó, dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp mặt khoảng 1 phút để nước cốt diếp cá thấm sâu vào da và rửa mặt sau 15 phút. Nước cốt diếp ca khi thoa lên da sẽ nhanh chóng thấm vào da, nhìn da mặt như có một lớp màng mỏng tự nhiên. Khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn chỉ cần rửa mặt thật nhẹ nhàng là đã có thể cảm nhận sự mềm mại của làn da.
4. Dưỡng trắng da
Lấy một muỗng mật ong nguyên chất trộn với một muỗng nước cốt diếp cá rồi thoa đều lên da mặt. Mật ong giúp dưỡng ẩm da, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Cùng với tinh chất giúp làm đẹp da của rau diếp cá, nên khi dùng chung với nhau, bạn sẽ thấy làn da trắng sáng dần.
Lưu ý khi sử dụng rau diếp cá để làm đẹp:
- Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
- Không nên lạm dụng việc đắp mặt nạ diếp cá quá nhiều. Tốt nhất là sử dụng 2-3 lần/ tuần và mỗi lần khoảng 15-20 phút. Đồng thời, khi đắp lên mặt nên tránh các vùng da nhạy cảm như mắt, lông mày hay khóe miệng…
Công thức đơn giản nhất
Lấy 10 lá diếp cá rửa sạch, nghiền nát, rồi lấy bông mềm thấm phần nước cốt lau nhẹ lên da mặt và cổ. Sau đó, dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp mặt khoảng 1 phút để nước cốt diếp cá thấm sâu vào da và rửa mặt sau 15 phút.Với mặt nạ này, bạn có thể để qua đêm, vì khi bôi nước cốt diếp cá lên da, nó sẽ thẩm thấu rất nhanh, nhìn da mặt như có một lớp màng mỏng tự nhiên. Khi thức dậy vào ngày hôm sau, bạn chỉ cần rửa mặt nhẹ nhàng là đã có thể cảm nhận sự mềm mại và mát dịu rõ rệt.
Một số loại mặt nạ sử dụng rau diếp cá
Diếp cá + muối hạt
Giã nát diếp cá với một chút muối hạt, bạn sẽ được một hỗn hợp sền sệt và bôi lên mặt. Muối giúp da săn chắc hơn, điều tiết chất nhờn, đặc biệt là vùng chữ T. Ngoài ra, nó còn có tính sát khuẩn cao, giúp da thải độc, ngăn ngừa và chống lại mụn trứng cá.
Diếp cá + lô hội
Lô hội (nha đam) rất lành tính, phù hợp với da thường, da nhờn, da khô và da hỗn hợp. Khi kết hợp với diếp cá, đây sẽ là loại mặt nạ lý tưởng cho làn da nhờn và có mụn trứng cá.Diếp cá có tính kháng khuẩn cao sẽ làm các nốt mụn xẹp xuống và giảm tấy đỏ, trong khi tinh chất có trong lá lô hội sẽ giúp các lỗ chân lông se lại, giảm đáng kể các vết thâm do mụn để lại và làm mát da rõ rệt.
Bạn chỉ cần lấy nước cốt của diếp cá trộn đều với phần thịt bên trong của lá lô hội là có thể thưởng thức cảm giác dễ chịu của loại mặt nạ này.Có một lưu ý nhỏ khi chế biến đó là bạn nên gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài và lấy phần thịt màu trắng bên trong lá lô hội, bởi phần vỏ xanh có thể gây ngứa và kích ứng với làn da mẫn cảm.
Diếp cá + mật ong
Công thức này khá đơn giản: lấy 1 thìa mật ong nguyên chất trộn với 1 thìa nước cốt diếp cá.Mật ong giúp da dưỡng ẩm, kháng khuẩn, chống lão hóa, làm giảm vết mụn sưng tấy, giúp da sáng và mịn màng hơn. Khi dùng chung với diếp cá, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và căng mịn.Để mặt nạ lá diếp cá phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng trước khi đi ngủ vì lúc đó làn da đã được nghỉ ngơi và có thể hấp thụ dưỡng chất nhiều nhất.Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng việc đắp mặt nạ, tốt nhất là sử dụng 2 – 3 lần/tuần, trong khoảng 15 – 20 phút. Khi đắp mặt nên tránh các vùng da nhạy cảm như mắt, lông mày, khóe miệng.Diếp cá rất dễ trồng, nên bạn có thể tự trồng để làm thực phẩm và làm đẹp, hay mua ở chợ và cất vào tủ lạnh dùng dần.
Hãy sử dụng đều đặn các công thức trên hoặc thêm diếp cá vào những công thức làm đẹp bạn yêu thích
Thực sự, khi tìm hiểu những công dụng của rau diếp cá với sức khỏe con người, và thậm chí khi được nhiều người chia sẻ đã từng chữa ho, chữa sốt và điều trị mụn bằng lá riếp cá trong vườn, tôi thực không tin nổi. Tính tôi vốn rất hay hoài nghi, thế nên khi không được tận mắt chứng kiến thì dù tai tôi có nghe bao nhiêu lời đường mật, ca tụng, tôi cũng sẵn sàng cho nó về với con số 0 tròn trĩnh.