Tác dụng của cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt
Là loại thảo dược thiên nhiên mang lại hàm lượng đường tự nhiên cao, Cỏ ngọt là sự lựa chọn của cả Đông y và Yây y để làm chất tạo ngọt và thuốc chữa bệnh.
Được phát hiện vào năm 1908, cây Cỏ ngọt thuộc họ Cúc, thân thảo màu xanh lục, cao từ 50cm – 80cm , thân cây có nhiều lông mịn. Lá mọc đối nhau có răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, phủ lông trắng mịn, có hoa trắng mọc đầu cành, lá có vị ngọt rất đậm.
Thường được kết hợp với các loại thảo dược, lá mát khác để làm các chế phẩm trà uống và làm thuốc chữa bệnh.
Chất cơ bản tạo nên độ ngọt tự nhiên của loại cây này đó là steviozit, hợp chất này ngọt gấp 300 lần đường, không lên men, ít năng lượng và có vị rất thơm ngon, những người phải kiêng đường như bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng hợp chất này để thay thế đường trong các bữa ăn hằng ngày. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol.
Cỏ ngọt thường được thu hái, phơi khô và có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi vì rất tốt, không gây ô nhiễm môi trường và không hề để lại bất cứ tác dụng phụ nào. Trong những năm gần đây, công dụng của cây cỏ ngọt đã dần được khoa học ghi nhận và chứng minh.
Loại cây này cũng được sử dụng rộng rãi ở Brazil, Paraguay, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam.
Cỏ ngọt có vị ngọt gấp 300 lần đường kính, nhưng không hề chứa calo. Tốt cho người bị tiểu đường, béo phì.
Thành phần hóa học của cây cỏ ngọt
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra được thành phần các chất chính có trong cây cỏ ngọt gồm có:
Hoạt chất Steviosid – một glucosid có vị ngọt gấp 300 lần đường kính saccharoza nhưng không mang năng lượng.
Carbonhydrate, Protein, chất béo… có lợi cho sức khỏe.
Cây cỏ ngọt có vị ngọt nhờ những glycosid tự nhiên. Chất này được chiết xuất từ lá cây stevia thông qua một quá trình bắt đầu bằng cách ngâm cây trong nước nóng.
Mặc dù không có calo, chiết xuất từ cây cỏ ngọt có thể ngọt gấp 200 lần một lượng đường tương đương.
Tác dụng của cây cỏ ngọt
Hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Trong cây cỏ ngọt có khá nhiều hoạt chất giúp giảm các cơn đau và chứng bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn dạ dày rất tốt.
Chăm sóc răng miệng
Nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh, bạn có thể xay nát cây cỏ ngọt sau đó trộn với nước để làm dung dịch nước súc miệng hằng ngày. Duy trì việc này thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi và giúp chăm sóc tốt hơn cho răng miệng.
Chăm sóc da
Có thể bạn chưa biết, nhưng cây cỏ ngọt được xem là một nguyên liệu tự nhiên chăm sóc da khá tốt với các tác dụng như giảm tiết bã nhờn, làm giảm các nếp nhăn, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn, chống viêm da và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Chăm sóc tóc
Không cần quá nhiều tiền để đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc tóc, cây cỏ ngọt chính là phương thức tự nhiên nhất giúp bạn sở hữu một mái tóc mượt mà, đẹp và giải quyết nhanh các vấn đề về gàu và da đầu.
Giải nhiệt, lợi tiểu
Cây cỏ ngọt có thể sử dụng kết hợp với các loại nhân trần, cam thảo, trà atiso uống mỗi ngày như nước bình thường, không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, loại nước này còn có công dụng lợi tiểu hiệu quả. Đây cũng là loại thức uống khá tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, với những người đang mang thai, người cao huyết áp, người có bệnh tim mạch thì không nên cho cam thảo.
Trị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp
Một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng thì kết quả là huyết áp ổn định hơn, lợi tiểu, người thấy khỏe khoắn và hoạt bát hơn. Cỏ ngọt cũng được phối hợp với các phương thuốc nam khác để trị tiểu đường, cao huyết áp.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được 6 tác dụng của cây cỏ ngọt và có thể sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh cụ thể khác nhau cho mình và người thân.
Một số tác dụng khác của cây cỏ ngọt
- Làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của cơ thể người bệnh, giúp bệnh nhân khỏi chứng đau đầu, mất ngủ.
- Sử dụng cùng với Lá khô Trà Actiso, nhân trần, cam thảo để làm nước uống giải khát có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu
- Là nguyên liệu dùng để chế rượu màu, nước cà chua nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm
- Dùng làm đường thay thế cho chế phẩm nước ngọt, bánh kẹo, mứt
- Giúp cân bằng huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, hạ mỡ máu
- Phòng ngừa bệnh tim mạch, não, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Giúp tăng khả năng làm việc , tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cung cấp lượng đường cần thiết cho cơ thể tự nhiên, làm giảm cảm giác thèm ngọt cho các bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường.
Uống cỏ ngọt giúp giảm cân được không?
Cỏ ngọt không có calo, nhưng điều này không có nghĩa là công dụng của cây cỏ ngọt sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn dùng nó thay đường.
Cỏ ngọt có vẻ là giải pháp kỳ diệu cho bất cứ ai đang tìm cách giảm cân, nhưng không có bằng chứng thuyết phục cho thấy chất thay thế đường này giúp giảm cân cho những người chuộng đồ ngọt hoặc giữ cho họ không ăn quá nhiều. Trong thực tế, những người uống soda “ăn kiêng” thường thừa cân.
Ai nên dùng cỏ ngọt?
Cỏ ngọt có chất ngọt gấp 300 lần đường kính saccharoza nhưng lại không mang nhiều năng lượng mà hương vị vẫn rất thơm ngon nên rất thích hợp cho những đối tượng như:
- Người mắc bệnh tiểu đường, béo phì cần giảm cân, bệnh nhân cắt dạ dày cần phải kiên đường kính saccharoza.
- Người mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai kiên sử dụng cam thảo bắc
- Người đang sử dụng thuốc có chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid
- Người muốn tăng cường sức khỏe và làm đẹp da
Sử dụng cỏ ngọt đúng cách
- Dùng làm thuốc cho người bệnh tiểu đường, ngày 2 lần, mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml.
- Dùng cho người bị béo phì: Liều dùng hằng ngày là 7,5g lá cỏ ngọt khô, sắc uống. Dùng liên tục.
- Chữa tăng huyết áp: Hằng ngày đun uống dừa cạn, hoa cúc, hoa hòe và Cỏ ngọt.