Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng chữa bệnh của hạt thìa là

01/01/2020 · Dược liệu
Thìa là thường được biết đến là một loại rau gia vị nổi tiếng trong ẩm thực của người Việt, đặc biệt trong các món canh nấu cá nhờ một mùi hương thơm đặc trưng. Không những vậy, thìa là còn là một vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng.

Thìa là

Còn gọi là rau thì là; tên khoa học Anathum graveolens, họ Hoa tán Apiaceae. Cây trồng bằng hạt, lấy thân, lá làm gia vị. Cây cỏ, thân cao 60-80cm. Lá mọc so le, có bẹ xẻ thùy lông chim 3 lần. Cụm hoa tán kép gồm 5-15 tán nhỏ hoa vàng, mọc ở ngọn cành và kẽ lá. Quả và lá có tinh dầu kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị, thông kinh lợi tiểu lợi sữa. 

Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta, chủ yếu để lấy lá ăn nấu với cá. Làm thuốc thì dùng quả.

Trong công nghiệp hương liệu quả thìa là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi để làm thơm chè. 

Tác dụng chữa bệnh từ hạt cây thìa là

Quả thìa là được dùng chữa các bệnh sau:

Khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa, nấc: Dùng 10g hạt sắc uống.

Huyết áo cao, xơ vữa động mạch dẫn tới nhức đầu khó ngủ: hạt thìa là 5g giã nhỏ; sắc uống ngày 2 lần; uống liên tục nhiều ngày làm giảm cholesterol trong máu.

thìa là phòng bệnh

Viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận: giã hạt thìa là 5g hãm như trà; uống 5-6 lần trong ngày.

Ít sữa: hạt thìa là 10g sắc uống hàng ngày.

Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thì là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Theo SKĐS