Cây tía tô - Bài thuốc và công dụng
Tía tô
Tên gọi khác: Tô ngạnh, Tử tô, É tia, Xích tô
Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis
Họ: Hoa môi Labiatae (Lamiaceae)
Nhóm: Thuốc nam
Mô tả
Cây tía tô là loại cỏ mọc quanh năm, chiều cao trung bình 0,5-1,5 cm. Thân thẳng đứng và có lông mềm ngắn nhỏ xung quanh.
Lá màu tím hoặc xanh tím, trên có lông trải đều màu tím, mọc cân xứng, hình quả trứng, đầu nhọn, rìa cạnh có răng cưa lớn. Phiến lá dài 4-12cm, rộng 2,5-10cm. Cuống lá ngắn dài 2-3cm
Hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt mọc thành chùm ở kẽ cuống, chùm hoa dài 6-20cm
Quả tía tô nhỏ đường kính 1mm, hình cầu, màu nâu.
Cây tía tô
Phân bố
Cây tía tô phân bố trải dài từ từ Ấn Độ sang Đông Á. Ở Việt Nam cây phân bố rộng khắp đất nước.
Thu hái và trồng trọt
Tùy theo mục đích sử dụng là thu hái lá, cành hoặc hạt. Cây được trồng bằng hạt. Khoảng thời gian gieo hạt là sau ngày lễ tết từ tháng 1 đến tháng 2 dương lịch.
Mục đích lấy lá thì sau khi gieo hạt 2 tháng chúng ta có thể thu hoạch (khoảng tháng 3-4). Lúc thu hoạch chỉ nên hái lá già rồi sau đó hái lại sau 1 tháng.
Sau khi hái lần 1 cần chăm sóc bằng nước pha thêm nước tiểu, hoặc dùng dầu khô giã nhỏ rồi bón vào gốc cây xới đất.
Một cây chỉ nên hái 2-3 lần, sau khi hái giữ cây nguyên để có thể thu hoạch quả.
Tuy nhiên sau khi hái lá cây cho ít hạt hoặc hạt bị nhỏ và kém vì vậy những cây này thường bị chặt bỏ. Cành thu được dùng để làm thuốc gọi là tô ngạnh.
Những cây còn lại của thời vụ không hái lá thì dùng để lấy hạt hoặc làm giống.
Khi cây tía tô già chúng ta thu hoạch hạt, chặt cành về sấy khô hoặc phơi trong mát. Tránh phơi sấy ở nhiệt độ cao, sau đó rũ lấy hạt bỏ tạp chất và cành.
Thành phần hóa học
Cây tía tô chứa 0,5% tinh dầu, chất màu xám được gọi là Este của Xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài ra còn có C5H5N5 là chất chứa Adenin và Acginin C6H14N4O2.
Thành phần tinh dầu gồm Perilla-andehyt C10H14O là chính chiếm 55%; Dihydrocumin C10H14, Limone chiếm 20-30% và Anpha pinen có mùi thơm đặc trưng.
Hạt chứa 45-50% chất dầu lỏng, mùi vị giống dầu lanh (Huilede lin) có màu vàng thuộc dòng dầu khô. Có chỉ số I ốt rất cao khoảng 206, chỉ số xà phòng khoảng 189.6 tỷ trọng khoảng 0.93.
Nhật bản là một trong những nước sản xuất rất nhiều dầu tía tô, dầu được dùng để quét lên ô dù tránh thấm nước hoặc dùng cho các loại chống thấm.
Phân loại
Tía tô có lá màu tím hung: Perilla ocymoides var purpurascens
Loại lá màu lục và có gân màu hung: Perilla ocymoides va bicolor.
Tác dụng của cây tía tô
Tác dụng chữa bệnh của cây tía tô Trong Đông y tía tô vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Có nhiều tác dụng như phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, lý khí khoang hun, giải độc chua cá, an thai.
Cành tía tô (tô ngạnh) chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu. Dùng để chữa nôn mửa, động thai, phong hàn, ngộ độc hải sản.
Lá tía tô (tô diệp) có tác dụng cho ra mồ hôi, giúp sự tiêu hóa, chữa ho, giải độc, giảm đau, chữa nôn mửa, đau bụng do ngộ độc ngoài ra còn chữa mạo cảm.
Hạt tía tô (tô tử) có chức năng chữa ho, tê thấp, hen suyễn, trừ đờm.
Liều dùng hàng ngày
Hạt và lá ngày uống khoảng 3 gam đến 10 gam, cành của tía tô thì ngày uống từ 6gam đến 20 gam sắc rồi để nguội uống.
Bài thuốc chữa bệnh từ tía tô
1. Sâm tô ẩm
Chỉ định: Chữa bệnh sốt, đau các khớp xương, cảm mạo, nhức đầu.
Thành phần: Lá tía tô, trần bì, chỉ xác, mộc hương, can khương, bán hạ, tiền hồ, cam thảo và cát cánh mỗi vị 2g.
Cách làm: Sắc với 600ml nước cho còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày lúc còn ấm. Khi nguội đun lại cho nóng.
2. Chữa bệnh Gout
Tía tô có chứa 4 chất có thể làm giảm hiệu quả Emzym xanhthine oxydase là nguyên nhân hình thành Acid uric gây ra gout, nhờ đó Acid uric được giữ ở mức phù hợp.
Ngoài ra chúng còn làm giảm đau gián mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn. Do đó các bệnh nhân mắc gout cảm thấy đỡ hơn rất nhiều.
Theo kinh nghiệm truyền tai, bệnh nhân gút có thể nhai nuốt sống lá tía tô để chặn mỗi khi cơn đau ập đến. Nếu uống nước lá này đều đặn theo dạng thuốc sắc thuốc sẽ giúp giản dần cơn đau.
Còn hàng ngày bổ sung tía tô trong các bữa ăn dưới dạng món rau sống là cách để phòng ngừa bệnh tái phát.
3. Tử tô giải độc thang
Chỉ định: Chữa trúng độc, ngộ độc hải sản (cua, cá).
Thành phần: Lá tía tô 10g, sinh cam thảo 4g và sinh khương 8g.
Cách làm: Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày lúc còn ấm. Khi nguội đun lại cho nóng.
4. Chữa sưng vú
Lấy tía tô 10g sắc uống, phần bã đắp vào vú.
Mẹ uống lá tía tô cho con bú có tác dụng gì tốt? Mẹ uống lá tía tô cho con bú có những tác dụng gì, cách thực hiện ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết để biết ...
Giã tươi vắt lấy nước, hoặc sắc lá khô khoảng 10g uống khi nước còn ấm.
5. Trị mẩn ngứa, mề đay
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mẩn ngứa mề đay là do côn trùng, ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với nước lạnh, khí lạnh, dị ứng thực phẩm,…
6. Chữa cảm mạo
Có thể sử dụng 1 trong 3 cách sau:
Nấu cháo: Nấu cháo trắng gạo tẻ, thái chỉ lá tía tô vào trộn đều rồi ăn khi cháo còn nóng. Mục đích để ra mồ hôi giúp nhanh khỏi cảm.
Xông hoặc ngâm chân: Kết hợp lá, cành tía tô với các loại thảo dược xông hơi khác nấu thành nước.
Trùm khăn kín lên cả người và nước lá vừa nấu xong để xông cho ra mồ hôi, có thể dùng nước đó để ngâm chân. Nếu nước nấu sạch thì uống 1 bát trước hoặc sau xông.
Uống nước lá: Lấy 15-20g lá tía tô giã nát, chế với nước sôi, bỏ bã. Uống xong nằm đắp kín chăn. Áp dụng cho người già yếu và trẻ em.
7. Trị bệnh dạ dày
Glucosid và Tanin là thành phần trong lá tía tô có khả năng chống viêm, liền sẹo, làm se vết loét và giảm gia tăng acid trong dạ dày.
Các lương y chia sẻ nếu dùng ở dạng nước sắc sẽ giúp giảm đau, giảm lượng dịch vụ xuống mức ổn định, từ đó giúp bệnh nhân đau dạ dày được ăn và ngủ ngon hơn.
Lúc này dùng lá tía tô giã nhỏ vắt nước cốt uống, xát chỗ bã vào vùng da bị nổi mẩn sẽ giúp giảm ngứa, trị mề đay hiệu quả.
Chú ý sau khi xát, đợi cho da khô cần bỏ hết bã, rửa hoặc tắm bằng nước ấm thật sạch và giữ kín gió.
8. Trị hen suyễn
Vào tháng 6/2000, một bài viết trên tạp chí Archives of Allergy and Immunology nói về cuộc nghiên cứu kéo dài tận 4 tuần chứng minh sự ảnh hưởng của dầu hạt tía tô tới bệnh hen suyễn.
Những ngày cuối cùng của tuần thứ 4, bệnh nhân dùng dầu tía tô đã tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện được chức năng phổi.
Từ đó, các nhà khoa học kết luận rằng dầu hạt tía tô có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn, nhờ cơ chế ngăn chặn sản xuất Leukotriene một chất chống viêm gây giảm chức năng hô hấp.
9. Khả năng chống dị ứng và chống viêm
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tía tô rất nhảy cảm trong việc chống viêm và dị ứng.
Nhờ có thành phần các chất gồm Acid Alpha-lineolic, Quercetin, Perilla, Acid Rosmarinic và Luteolin có khả năng ngăn chặn trực tiếp quá trình phóng thích Histamine từ các tế bảo, giảm Cytokine gây ra viêm và dị ứng.
10. Khả năng chống oxy hóa
Nhờ thành phần Aldehyde, là chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
11. Chống ngộ độc thực phẩm
Người dân Việt Nam có thói quen dùng tía tô như loại rau gia vị trong các bữa ăn. Đó là cách giúp tăng hương vị món ăn, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa ngộ độc thức ăn hiệu quả.
12. Phòng chống bệnh tim
Dầu hạt tía tô có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ huyết khối, bệnh mạch vành,.. từ đó giúp phòng chống các cơn đau tim và đột tử.
Mặt khác, thành phần Omega 3 trong dầu này là chất chống oxy hóa giúp giảm các cholesterol xấu (nguyên ngân gây xơ vữa động mạch).
13. Giúp thư giãn đầu óc
Ở một Trung tâm Y tế tại Đại học Maryland, các nghiên cứu cho thấy trong tía tô chứa Apigenin, Acid Caffeic và Roxmarinic có tác dụng phòng và điều trị bệnh trầm cảm.
Xông tinh dầu tía tô giúp hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, từ đó làm hưng phấn tinh thần, làm tâm trạng tích cực hơn.
14. Hỗ trợ ăn kiêng
Dầu tía tô chứa Alpha-linolenat rất có lợi cho sức khỏe, giúp giảm Triglyceride và Cholesterol.
Một nghiên cứu nhỏ áp dụng trên vài người tình nguyện có sức khỏe bình thường, kết quả cho thấy việc tiêu thụ 5g bột lá tía tô liên tục 10 ngày đã làm giảm đáng kể lượng Peroxidation Lipid.
15. Trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Tía tô có công dụng giảm đau khi tới kì kinh nguyệt, giảm nguy cơ và ngăn ngừa bệnh ung thư vú, điều trị một số bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp và Lupus.
Tác dụng làm đẹp của tía tô Ngoài tác dụng chữa bệnh, tía tô còn có tác dụng trong làm đẹp. Uống nước tía tô hàng ngày có thể giúp sáng da một cách tự nhiên. Ngoài ra nó còn loại bỏ các tế bào chết trên da một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang muốn tìm cách giảm cân theo cách tự nhiên thì uống tía tô có thể giúp bạn. Muốn giảm cân bạn phải uống nước tía tô thường xuyên kế hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nước tía tô để làm đẹp da. Theo nghiên cứu tía tô chứa nhiều vitamin A, B, C và các chất dinh dưỡng khác. Những chất này giúp da trắng hồng và mịn màng. Hơn nữa, cách làm đẹp này lại rất tự nhiên mà không tốn kém.
Bạn cũng có thể dùng lá tía tô để chữa mụn thịt mụn cơm. Bạn chỉ cần chăm chỉ chấm nước lá tía tô lọc vào mụn hằng ngày. Mỗi tuần đều đặn 3-4 lần, bạn sẽ thu lại được kết quả bất ngờ.