12 loại cây thuốc nam giúp trị ho hiệu quả
Các loại cây thuốc nam trị ho hiệu quả
1. Lá hẹ
Lá hẹ là một cây thuốc nam giúp điều trị ho rất tốt. Lá hẹ mang tính ôn, vị chua, hơi cay, không có độc có công dụng tán độc tiêu đờm và chữa ho rất hiệu quả. Đây là một loại cây thuốc nam trị ho được rất nhiều người tin dùng vì nó mang lại hiệu quả tích cực.
Cách dùng lá hẹ chữa ho
Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi đem rửa sạch đợi ráo hết nước thì cắt khúc. Cho vào một chiếc bát sau đó thêm mật ong vào và đem hấp cách thủy cho đến khi chín nhừ. Mỗi ngày dùng 3-4 lần để chấm dứt nhanh những cơn ho, mỗi lần sử dụng 2-3 thìa cafe. Áp dụng liên tục từ 5-7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Công thức này có thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Lưu ý nếu trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ không nên sử dụng mật ong mà có thể thay thế mật ong bằng đường phèn.
2. Húng chanh
Húng chanh mang tính ấm, có vị cay cùng với mùi thơm rất đặc trưng. Thành phần của lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu có khả năng giúp tiêu đờm và trị ho, viêm họng rất hiệu quả.
Húng chanh là vị thuốc trị ho quen thuộc của nhiều người.
Cách sử dụng húng chanh trị ho
- Sử dụng một nắm lá húng chanh tươi đem rửa sạch cùng 2 trái quất xanh. Cho 2 nguyên liệu này vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi thêm đường phèn và đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Uống đêu đặn trong vài ngày cho đến khi hết ho thì dừng.
- Nếu không có thời gian bạn có thể lựa chọn cách làm đơn giản hơn bằng việc rửa sạch một nắm lá húng chan rồi đem giã nát sau đó hòa cùng khoảng 10-20ml nước ấm, chắt lấy phần nước trong và uống hàng ngày để trị dứt điểm những cơn ho.
3. Hoa đu đủ
Hoa đu đủ chính là một loại thuốc nam trị ho rất tốt hơn nữa lại an toàn với cách làm đơn giản bạn hãy thử ngay nhé.
Hoa đu đủ trị ho rất tốt.
Cách sử dụng hoa đu đủ trị ho
Chuẩn bị một ít hoa đu đủ, 1 chùm hoa khế kèm theo vài lá tía tô và một chút đường phèn. Rửa sạch các loại nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó cho vào một chiếc bát, thêm vào đó đường phèn rồi đem hấp cách thủy trong vòng 15-20 phút thì chắt lấy phần nước dùng uống mỗi ngày. Trẻ em uống 1/2 thìa cafe còn người lớn uống 1-2 thìa cafe. Mỗi ngày uống 1-2 lần cho đến khi dứt hẳn những cơn ho.
4. Lá khế
Lá khế có vị chua, tính bình, là một loại cây thuốc nam trị ho hệu quả và có công dụng tiêu đờm rất tốt. Bên cạnh đó lá khế còn có tác dụng bổ thận chữa kiết lị rất tốt.
Cách dùng lá khế trị ho
Dùng một nắm lá khế tươi đem rửa sạch. Đợi cho lá ráo hết nước thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó lọc lấy phần nước trong. Thêm một chút muối hoặc đường phèn để giảm bớt độ chua và tăng công dụng trị ho hiệu quả hơn, Uống mỗi ngày giúp những cơn ho của bạn nhanh chóng biến mất.
5. Tía tô
Tía tô được xem như một vị thuốc nam mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe người Việt. Tía tô có khả năng giải cảm, trừ ho, tiêu đờm rất hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua loại cây thuốc này.
Cách dùng tía tô trị ho
Chuẩn bị một năm lá tía tô, lá hẹ, lá xương sông và một ít hoa kinh giới kèm theo 3 lát gừng tươi. Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống 2-3 lần mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và trị ho rất hiệu quả. Bên cạnh đó cũng có thể nấu cháo tía tô cho người bệnh đang bị ho ăn mỗi ngày để chấm dứt nhanh chóng những cơn ho khan, ho có đờm.
6. Rau diếp cá
Rau diếp cá hay còn được gọi là cây giấp cá. Loại rau này có vị chua, tinh mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, sát khuẩn và trị ho hiệu quả mà có thể bạn chưa biết đến.
Cách dùng diếp cá trị ho
Chuẩn bị một nắm lá diếp cá tươi đem rửa thật sạch sau đó giã nhuyễn rồi đem đun sôi cùng nước vo gạo, đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Đợi đến khi hỗn hợp còn ấm thì lọc lấy phần nước trong uống 2-3 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn từ 5-7 ngày để những cơn ho biến mất hoàn toàn.
7. Hoa mướp
Mướp là một loại quả dùng chế biến những món canh và xào rất thơm ngon và bổ dưỡng. Thế nhưng có lẽ sẽ rất ít người biết được rằng hoa mướp chính là một loại thuốc nam trị ho hiệu quả đến thế nào.
Cách dùng hoa mướp trị ho
Chuẩn bị khoảng 12 gram hoa mướp đem rửa sạch sau đó cho vào ấm hãm cùng với nước sôi giống như cách bạn vẫn hãm trà. Sau khoảng 15 phút thì rót ra chén, thêm một chút mật ong và uống 2 lần mỗi ngày để chấm dứt nhanh những cơn ho đang khiến bạn khó chịu.
8. Cải cúc
Rau cải cúc có tính mát vị hơi đắng, ngọt dịu nhẹ. Đây là loại rau rất mát bổ và được nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó cải cúc cũng là một loại cây thuốc nam trị ho nhanh chóng mang về hiệu quả cho người bệnh.
Cách dùng cải cúc trị ho
- Với người lớn đang bị ho chỉ cần thường xuyên ăn món canh cải cúc là có thể giảm nhanh những cơn ho.
- với trẻ nhỏ mẹ hãy dùng một nắm lá cải cúc tươi đem rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó thêm mật ong vào và đem hấp cách thủy, chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2-3 lần để dứt điểm những cơn ho gió, ho khan hoặc ho có đờm ở trẻ. Nếu trẻ dưới 1 tuổi mẹ hãy thay thế mật ong bằng đường phèn nhé.
9. Lá xương sông
Lá xương sông là một loại cây thuốc nam trị ho, viêm họng, tan đờm đã được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Hơn nữa xương sông còn có khả năng chữa đầy bụng, tan máu bầm hoặc nôn mửa.
Cách dùng lá xương sông trị ho
Chuẩn bị 2-3 lá xương sông đem rửa sạch rồi thái nhỏ, cho vào bát thêm 5 thìa cafe mật ong đem đi hấp cách thủy rồi chắt lấy phần nước cốt, dùng uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, Áp dụng đều đặn trong 5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.
10. Hoa hồng bạch
Theo dân gian thì hoa hồng bạch hay còn gọi là hoa hồng trắng là một loại thuốc nam có vị ngọt, không chứa độc, mang tính mát, mùi thơm đặc trưng và thành phần cánh hoa có chứa nhiều vitamin và tinh dầu của nó có khả năng trị ho, long đờm hiệu quả
Cách dùng hoa hồng bạch trị ho
- Chuẩn bị một bó hoa hồng bạch, chỉ sử dụng phần cánh hoa, đem rửa sạch rồi phơi khô ở nơi bóng mát sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh được đậy nắp kín và cất ở nơi khô thoáng để sử dụng dần
- Sử dụng 15g cánh hoa hồng đã được phơi khô trộn cùng một chút mật ong rồi đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút sau đó gạn lấy nước cốt uống ngay khi còn nóng. Mỗi ngày uống 2 lần sau khoảng 1 tuần sẽ thấy những cơn ho biến mất.
11. Kinh giới
Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc. Trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết. Kinh giới tuệ (hoa kinh giới) thường được hái vào mùa thu khi cây ra bông chớm nở khoảng 1/3, phơi nắng nhẹ dùng để làm thuốc.
Rau kinh giới giúp trị ho hiệu quả.
Chữa ho ra máu
Kinh giới cả cây tươi một nắm giã nhỏ vắt một chén nước cốt uống.
Chữa ho, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam
Hoa kinh giới sao đen tồn tính, tán nhỏ bỏ lọ kín, mỗi lần dùng 4 - 6g uống với nước ấm.
12. Hoa mười giờ
Tất cả các bộ phận của hoa mười giờ đều có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Theo dược học cổ truyền, loài hoa này vị đắng cay, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu sưng, chỉ thống, thường được dùng để chữa chứng hầu họng sưng đau, viêm da, lở ngứa, ghẻ, bỏng lửa…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần của hoa mười giờ có potulal, cyanin… có khả năng khánh khuẩn, tiêu viêm, tăng cường miễn dịch, được coi là một loại kháng sinh thực vật.
Cách dùng hoa mười giờ trị ho
Hoa mười giờ tươi 30g, sắc uống. Hoặc hoa mười giờ tươi 100g, lá rẻ quạt 10g, rửa sạch, giã nát, hòa với 100 ml nước nóng rồi chắt lấy nước cốt, ngậm 2-3 lần trong ngày, sau chừng 3-5 ngày sẽ khỏi. Cũng có thể lấy hoa mười giờ tươi 30g, húng chanh 30g, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt ngậm rồi nuốt dần.
Vì sao nên lựa chọn cây thuốc nam trị ho
Thuốc nam được lưu truyền từ rất lâu đời và được rất nhều người tin tưởng sử dụng bởi các loại thuốc này dễ kiếm, cách áp dụng đơn giản, lành tính hơn nữa còn có khả năng điều trị tận gốc mầm bệnh.
Khác với thuốc tây bởi thuốc tây có thể chỉ điều trị được phần ngọn, sau đó rất dễ tái phát khiến bệnh ngày càng nặng hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính vậy nên với người Việt thì việc lựa chọn thuốc nam để trị ho là cách vô cùng phổ biến.
Hơn nữa các loại cây thuốc nam còn rất an toàn, không gây tác dụng phụ và giúp người bệnh hết nhanh triệu chứng ho, đau rát cổ họng hiệu quả.
Tuy nhiên thời gian sử dụng sẽ kéo dài hơn thuốc tây đồng thời còn tùy thuộc vào thể trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.