Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt là gì?
Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng. Viêm tuyến nước bọt: (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau tăng và sưng tăng khi ăn. Điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm. Điều trị thất bại trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ áp - xe chít hẹp ống, sỏi hoặc khối u gây nên sự tắc nghẽn. Siêu âm hoặc CT scan có thể giúp chẩn đoán.
I. Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
1. Viêm tuyến nước bọt do virus
Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị, bởi vì ít người nào trong đời mà không bị một lần. Theo hiệp hội chống bệnh nhiễm trùng của Pháp thì mỗi năm có khoảng 300 000 người mắc quai bị. ở Việt Nam thì vẫn chưa có một thống kê nào
Nguyên nhân và triêu chứng của viêm tuyến nước bọt do Virut:
1.1 Nguyên nhân
Tác nhân bệnh nguyên là Paramyxovirus với vòng ADN xoắn cân đối, có vỏ, ái tuyến và ái thần kinh, có khả năng gây miễn dịch và khả năng làm ngưng kết hồng cầu.
Virus được truyền do tiếp xúc trực tiếp hay do những hạt nước bọt bắn ra từ miệng bệnh nhân. Bệnh lưu hành theo từng địa phương ở vùng ôn đới, nhưng đôi khi nó cũng có thể phát triển thành những đợt dịch nhỏ vào mùa đông xuân, cao điểm là vào tháng giêng.
Bệnh hay gặp ở trẻ em và thanh niên, lứa tuổi hay bị nhất là 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tương tự giữa nam và nữ, nhưng nam thì hay bị biến chứng hơn: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc...
1.2 Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh là từ 18 - 21 ngày, và có thể lây cho người khác. giai phẫu bệnh học:
Vi khuẩn gây tổn thương tổ chức kẽ là chủ yếu, gây: phù nề, giãn mạch, thâm nhiễm lympho bào và tương bào. Có thể gây hoại tử nang tuyến ri rác, làm thay đổi quan điểm "quai bị là bệnh hồi phục hoàn toàn".
Biểu hiện chính là sưng vùng quanh tai và đau. Thể lâm sàng hay gặp là thể quai bị trẻ em, chỉ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt.
Giai đoạn xâm nhập kéo dài trong một thời gian ngắn 24 - 36 tiếng, đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Lâm sàng: sốt cao, mạch nhanh, mệt mỏi, đau tai nhất là khi ăn, sờ vùng tuyến mang tai đôi khi cũng có thể gây đau (Thống điểm Rillet ở quanh tuyến: Khớp thái dưng hàm, xương chũm, góc hàm dưới), khô miệng và niêm mạc quanh ống stenon đỏ.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên ở thời kỳ dịch lưa hành thì cần phải cách ly bệnh nhân.
2. Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn
2.1. Viêm tuyến mang tai mủ cấp người lớn:
Nguyên nhân:
Nhiễm trùng ống tiết và tổ chức nhu mô thường là do:
- Nhiễm trùng ngược dòng từ những vi khuẩn miệng đi lên: là nguyên nhân hay gặp.
- Do nhiễm trùng máu.
- Do vi khuẩn lan từ những ổ nhiễm trùng lân cận vào: viêm khớp thái dưng hàm, viêm xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt, viêm hạch mang tai….v.v.
Dù là nguyên nhân nào thì cũng cần có những yếu tố thuận lợi:
- Giảm hay mất bài tiết nước bọt sau những thủ thuật gây mất nước, sau những điều trị an thần kinh hay tăng năng giáp.
- Giảm khả năng miễn dịch do quá suy mòn hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch.
- Rối loạn chức năng đề kháng với enzyme nước bọt do viêm tụy hoại tử chảy máu.
40% trường hợp là do staphylococcus aureus, Streptococcus viridans và S. hemolyticus. 8% trường hợp là do Pneumocoques và colibaccilles. Viếm tuyến mang tai còn có thể do Listeria, nhiều trường hợp xuất hiện sau phẫu thuật đường tiêu hóa hay sau phẫu thuật ghép tạng. viếm tuyến sau bệnh mèo cào.
Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện đột ngột hay từ từ trên một thể trạng gầy yếu. Sưng, nóng, đỏ, đau rõ vùng tuyến mang tai, một hoặc cả 2 bên. Lỗ ống Stenon đỏ, cương máu và rỉ mủ. Có thể có viêm miệng đi kèm, đau nhiều nhất là khi nhai và khi há miệng, sờ đau.
Nhiễm trùng toàn thân: nhiệt tăng, mạch tăng, mệt mỏi, suy sụp.
Nếu không được điều trị thì dẫn đến abces tuyến, biểu hiện bằng tình trạng toàn thân nặng nề, sưng to, khít hàm, đau tai và đôi khi dò mủ ở da.
Chẩn đoán:
Dựa vào chụp cản quang tuyến: hệ thống ống tiết giãn, ngắt quãng cho ta hình ảnh "hình củ cải". Nhu mô tuyến cản quang rõ và không đồng nhất. Có thể thấy hình ảnh nút niêm mạc, hẹp ống tiết hoặc sỏi tuyến.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu đa nhân.
Nếu được nên lấy mủ ở ống Stenon để nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt: Viêm tuyến mang tai cấp do sỏi.
Giải phẫu bệnh:
Các chủng vi khuẩn tan máu thường tấn công vào mạch máu xung quanh hệ thống ống tiết. Những Enzyme tiêu Protein tác động lên khoảng kẽ giữa những nang tuyến làm tiêu và abces hóa. Viêm khoảng kẽ nặng nề. Viêm có thể dưới dạng xung huyết, tụ mủ hay hoại tử.
Điều trị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn:
- Toàn thân: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, có thể bằng đường uống hoặc tiêm.
Flucloxacilline đối với nhiễm trùng do Staphylococcus, Erythromycine hay Amoxycillin cho Streptococcus, Hemophilus, Bacteroide hoặc trực khuẩn Gram (-).
Có thể điều tri bổ xung bằng các loại kháng Enzyme như Aprotinine.
Rạch dẫn lưu qua da nếu có áp xe.
- Tại chỗ: Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
2.2. Viêm tuyến mang tai mãn tính hồi viêm người lớn:
Đây không hoàn toàn là một thể lâm sàng mà thường là do hậu quả của những tổn thương tuyến nước bọt. Giảm tiết nước bọt là một tác nhân quan trọng gây khởi phát và làm kéo dài bệnh. Thường hay gặp ở phụ nữ, nam/nữ: 7,5/1.
Nguyên nhân:
Viêm tuyến mang tai mãn tính thường xuất hiện sau những bệnh lý gây ứ nước bọt lặp đi lặp lại (viêm ống stenon, giãn ống stenon), hội chứng Sjogren, viêm tuyến mang tai trẻ em không đáp ứng điều trị, hay sỏi tuyến nước bọt. Về vi khuẩn: Thường là do Streptococcus hemolitic và staphylococcus.
Triệu chứng:
Sưng viêm tuyến lặp đi lặp lại, thường là một bên. đau vừa phải và tương đối khu trú. đầu ống stenon rỉ ra một ít dịch đục hoặc mủ.
Chụp cản quang tuyến đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán: Cho thấy hệ thống ống tiết giãn không liên tục, đặc biệt trong tổ chức nhu mô thấy nhiều điểm giãn ở ống phân nhánh lần 2 và 3 (hình "cây trổ hoa" hay "đạn ghém súng săn").
Kiểm tra nước bọt cho phép xác định chủng gây bệnh và kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến mang tai dị ứng mãn tính, sialodénose, khối u mang tai đang nhiễm trùng.
Giai phẫu bệnh học: ống tiết có nhiều điểm giãn, thâm nhiễm tế bào Lympho xung quanh nang tạo thànhse, khỢ‑i u mang taimpho. Một số nang tuyến bị phá hủy, dị sn. X hóa tổ chức kẽ, sau cùng là tạo thành u mỡ.
Điều trị:
Điều trị kháng sinh toàn thân chỉ áp dụng trong giai đoạn viêm cấp. phải rửa ống tuyến thường xuyên, một cách hệ thống với các dung dịch kháng sinh (rifamycin, framycetin).
Chiếu tia ngoài da: 600 Gy có tác dụng giảm bài tiết của tổ chức nhu mô, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tạm thời.
Điều trị phẫu thuật bằng nhiều phương pháp: hay dùng nhất là thắt ống stenon, mặc dù nguy cơ làm chặn dòng chảy nước bọt, chính vì vậy nó thường được bổ xung bằng phóng xạ 500 - 1200 Gy. Một phương pháp điều trị thay thế thắt ống đã được nghiên cứu trên thực nghiệm là bơm vào trong ống tiết một dung dịch axit amin, tuy nhiên phương pháp điều trị này vẫn cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, một phương pháp khác là cắt dây thần kinh cận giao cảm (cắt dây thần kinh qua màng nhĩ) cũng đã thu được một số kết quả, phương pháp này tương tự như cắt thừng nhĩ. Biện pháp cuối cùng là cắt toàn bộ tuyến mang tai, tuy nhiên phương pháp này cũng tương đối khó thực hiện do đám rối thần kinh mặt đi trong nhu mô tuyến đang bị viêm mãn tính.
Tiên lượng bệnh tốt hơn khi bệnh khởi phát trước tuổi dậy thì.
2.3. Viêm tuyến nước bọt cấp tính ở trẻ em:
Khoang miệng trẻ mới sinh thường vô khuẩn, nhưng sẽ bị nhiễm khuẩn sau vài giờ. Khi đó nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết thì sẽ mắc viêm cấp tuyến nước bọt mang tai hoặc có thể là dưới hàm. viêm tuyến có thể một bên hay cả hai bên.
Dạng viêm tuyến nước bọt này sẽ lành nhanh chóng nếu dùng kháng sinh đầy đủ.
2.4. Viêm tuyến nước bọt mãn tính trẻ em:
Là bệnh lý tương đối hay gặp. Biểu hiện, tiên lượng và có thể cả sinh lý bệnh học tương đối khác với thể viêm tuyến ở người lớn.
Bệnh thường gặp ở trẻ 3-6 tuổi. Nam/ nữ: 3/2.
Nguyên nhân:
Bệnh vẫn còn mang tính suy đoán. Nhưng thường thấy ở những bệnh nhân có ổ nhiễm trùng trong miệng (sâu răng, viêm Amydale dạng hốc). Vi khuẩn gây bệnh cũng thường là những vi khuẩn của môi trường miệng - họng: Streptococcus Hemolytiques, Staphylococcus thậm chí còn có thể thấy cả Pneumococcus. Tuy nhiên không có bằng chứng về mối liên quan giữa viêm tuyến mang tai với những ổ nhiễm trùng ở miệng. Bởi lẽ rằng viêm tuyến thì thường ảnh hưởng đến toàn bộ nhu mô tuyến mà không gây viêm ống tuyến. Có thể những nang tuyến bị hoại tử sót lại khi bị quai bị sẽ là vị trí cho vi khuẩn tập trung và gây viêm mãn tính. Những nghiên cứu gầy đây trên kính hiển vi điện tử cũng đã khẳng định khả năng đa nguyên nhân, và có liên quan đến virus.
Triệu chứng:
Thường bắt đầu bằng sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Biểu hiện lâm sàng thường giống với quai bị nên hay làm chẩn đoán nhầm. Vùng mang tai sưng, đau, thường ở một bên, toàn bộ hay chỉ một phần tuyến. đau vừa phải, tăng lên khi há miệng hoặc khi nhai. Viêm đầu ống Stenon, nước bọt đục, có mủ, tăng độ pH. Viêm nhóm hạch cảnh.
Dấu hiệu toàn thân (sốt, mệt) thường không rõ. ít khi dẫn đến áp xe - dò.
Tổn thương dễ nhầm với quai bị, chỉ được nghĩ đến khi bệnh tiến triển lâu hàng tháng, với những đợt tái phát tiếp nhau. Mỗi đợt kéo dài 3- 10 ngày sau đó tự hết.
Chụp cản quang tuyến: cho thấy kích thước của hệ thống ống tiết vẫn bình thường. Riêng tổ chức nhu mô thì có nhiều điểm giãn cho ta hình ảnh "cây trổ hoa" hay hình ảnh "những mnh đạn ghém súng săn", những viên tròn cản quang này tồn tại ngay cả sau khi đã tháo thuốc. Chụp nhấp nháy đồ thì thường không đặc hiệu (cho hình ảnh viêm).
Cần soi tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ nước bọt từ ống Stenon.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu trung tính, Amylase máu thay đổi không đáng kể.
Giải phẫu bệnh:
Thâm nhiễm Lyphocyte - plasmocyte vào tổ chức kẽ. Mất biệt hóa ống tuyến ống tuyến và dị sản lớp Malpighi của tế bào ống tuyến. Dưới kính hiển vi điện tử thấy xuất hiện những hệ thống ống kích thước 15 - 25 nm trong tổ chức tương bào xung quanh nhân của những tế bào nội mạc tuyến mang tai. Những cấu trúc ống này phát triển từ lưới võng nội mô và nó có thể là biểu hiện không đầy đủ của một nhiễm trùng virus.
Điều trị:
Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thường hay dùng Ampicillin và Macrolide (spiramycin) bằng đường uống: 2g/ ngày. phải dùng kháng sinh tiếp tục nhiều tuần sau khi đã lành về lâm sàng. Rửa tuyến bằng bơm vào ống Stenon các dung dịch kháng sinh: rifamycin hay framycetin cũng mang lại những hiệu quả tốt. Rửa từ 3-4 lần mỗi lần cách nhau vài ngày, lặp lại trong vòng 4-6 tháng. điều trị theo phác đồ và phải kiên nhẫn thì mới đảm bảo đạt được lành bệnh vĩnh viễn (thường ở tuổi thiếu niên). Theo một số tác giả khoảng 80-90% bệnh nhân tự lành thương khi đến độ tuổi 13-15, điều này có thể là do yếu tố Hormon. ít khi phải tiến hành hành cắt tuyến.
3. Viêm tuyến nước bọt do lao
Tương đối hiếm, tuy nhiên vẫn còn phổ biến hơn là do lậu và nấm.
Vi khuẩn lao thường gây viêm tuyến mang tai (70%) hơn là tuyến dưới hàm (25%) và tuyến nước bọt phụ. Thường là nhiễm trùng thứ phát, và thường là một bên, và ở thanh niên. Ngoài ra viêm tuyến nước bọt còn do một sô nguyên nhân sau:
- Viêm tuyến nước bọt do lậu:
- Viêm tuyến nước bọt do nấm:
- Viêm tuyến nước bọt do tia xạ:
- Viêm tuyến nước bọt do điện Giải:
Thường gặp ở tuyến dưới hàm (90%), tuyến mang tai ít gặp hơn (10%). Nó gây gia tăng độ nhớt nước bọt, thít hẹp hay tắc những ống bài tiết tận cùng.
4. Viêm tuyến nước bọt tự miễn
4.1. Viêm tuyến nước bọt dị ứng:
Bệnh lý này không phải là hiếm gặp, mà là khó chẩn đoán xác định. Phản ứng dị ứng xảy ra chứng tỏ sự có mặt của Lympho bào và tương bào. Loại phản ứng này hay gặp ở tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai, là nơi tập trung bạch huyết cao. Yếu tố gây dị ứng thường là bụi, phấn hoa, một vài loại thức ăn, thuốc (phénylbutazone, nitrofurantoine).....
Dị ứng bụi và phấn hoa thường kèm với phì đại tuyến 2 bên. Viêm tuyến nước bọt do thức ăn được nghĩ đến nếu bệnh nhân có phì đại tuyến kết hợp với rối loạn tiêu hóa.
Viêm tuyến nước bọt dị ứng ngày càng hay gặp với những thuốc kháng viêm chế phẩm của Phenylbutazone, sau khi dùng thuốc 3 - 5 ngày thì xuất hiện sưng tuyến mang 2 bên, ít đau, giảm dần sau khi ngưng thuốc. Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axít. Sưng xuất hiện trở lại khi dùng thuốc.
Viêm tuyến nước bọt dị ứng do iod là thể kinh điển, đặc biệt sau khi dùng chất cản quang có iod.
Viêm tuyến nước bọt dị ứng cũng có thể gặp do nitrofurantoin, chloramphenicol, oxytetracyclin, thiouracil, thicianate.
Viêm tuyến nước bọt do dị ứng thủy ngân với tăng tiết nước bọt xuất hiện khi điều trị giang mai, có thể là do nhiếm độc.
Viêm tuyến nước bọt do nấm thường chẩn đoán nhầm với phì đại tuyến nước bọt do dị ứng, chẩn đoán phân biệt dựa vào test dị ứng với kháng nguyên và điều trị thử với nấm.
Chẩn đoán dựa vào: chụp cản quang tuyến cho thấy tuyến cản quang đậm, không đồng dạng, đôi khi có giãn nang tuyến đa dạng. xét nghiệm thấy tăng bạch cầu ưa axit trong máu và trong nước bọt. Test trong da với kháng nguyên nghi ngờ giúp khẳng định chẩn đoán.
4.2. Viêm tuyến nước bọt trong bệnh tự miễn:
Nguyên nhân:
Viêm tuyến có thể xuất hiện đơn độc, nhưng thường thì kết hợp với bệnh tạo keo.
Viêm tuyến nước bọt thường xuất hiện trong Lupus ban đỏ rải rác, sau đó là đến xơ cứng bì, viêm da cơ, viêm quanh động mạch. Viêm tuyến nước bọt trong hội chứng Sjogren thì cũng gần giống với viêm tuyến nước bọt do bệnh tự miễn.
Triệu chứng:
Thường gặp ở nữ, tuổi 30 - 40.
Phì đại tuyến mang tai 2 bên vừa phải.
Toàn thân: sốt, đau khớp, giảm tiết nước bọt.
Chẩn đoán: dựa vào sinh thiết, thường sinh thiết tuyến nước bọt phụ ở môi. Sinh thiết ở những vị trí khác và những xét ngiệm đặc hiệu khác phụ thuộc vào loại tổ chức liên kết nghi ngờ. Đối với viêm da cơ và xơ cứng bì thường không tìm thấy kháng thể kháng nhân.
Phân tích thành phần nước bọt thấy gia tăng chỉ số Natri đến 20 - 30 mEq/l (bình thường thì chỉ số này là 7 mEq/l) và chỉ số Clo
Xét nghiệm máu thấy tăng chỉ số kháng nguyên HLA-DR.
Điều trị:
Phức tạp, chủ yếu là điều trị bệnh nguyên.
4.3. Hội chứng Sjogren (viêm tuyến nước bọt cả biểu mô):
Ngày nay người ta chẩn đoán hội chứng Sjogren khi có xuất hiện tam chứng: sừng hóa kết mạc khô, giảm tiết nước bọt, và một bệnh lý hệ thống (thường là viêm đa khớp dạng thấp).
Theo điều tra ở các nước phát triển thì tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/ 200. Thường gặp ở nữ (nữ/ nam: 9/1). Hay gặp ở lứa tuổi 40 - 60, hiếm khi gặp ở trẻ em.
Nguyên nhân:
Hội chứng Sjogren là một bệnh của tuyến ngoại tiết, do mất điều hòa hệ thống tự miễn của các tuyến ngoại tiết. Phá hủy tuyến có chứa những tế bào trung gian (Lymphocytaire). Hội chứng "khô" có thể xuất hiện đầu tiên và đơn độc với: khô nước mắt và khô miệng. Có thể kết hợp với những bệnh tự miễn khác (thường là viêm đa khớp dạng thấp). Bệnh tự miễn thường kết hợp là viêm đa khớp dạng thấp (15% trường hợp). Hội chứng Sjogren xuất hiện trong 30% bệnh nhân Lupus ban đỏ rải rác, 70% xơ gan mật nguyên phát. Nó cũng có thể gặp trong viêm đa cơ, viêm quanh động mạch, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm gan mạn hoạt động.
5. Nang tuyến nước bọt
5.1. Nang nhầy:
Nang nhầy thường phát triển từ sàn miệng do tắc tuyến nước bọt phụ hoặc đôi khi là tuyến dưới lưỡi. Người ta hay dùng thuật ngữ "nang nhái" để miêu t nang nhầy bởi vì nang nhìn trong suốt, và tương đối lớn giống với bụng của con nhái. Nang thường nằm hẳn về một bên của phanh lưỡi. Nang thường tương đối lớn, làm ảnh đến động tác nuốt và thở. Đôi khi nang tự vỡ, để thoát ra một chất dịch nhầy quánh.
Khâu lộn túi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hầu hết các trường hợp nang nhái, mặc dù nó vẫn để lại một tỷ lệ tái phát nhỏ. Chính vì lý do này mà một số tác giả đã chủ trương mổ bóc nang cùng toàn bộ thành nang. Tuy nhiên, vì nang nhái thường bao quanh dây thần kinh lưỡi, nên thủ thuật bóc tách nang dễ gây tổn thương cho dây thần kinh này.
Những trường hợp nang nhái có kích thước lớn và xâm lấn sâu vào vùng dưới hàm hay vùng tam giác dưới cằm, thì dễ nhầm trên lâm sàng với nang móng lưỡi, nang thanh mạc hay nang dạng da. Chẩn đoán phân biệt với những loại nang này phải dựa vào chụp cọng hưởng từ. Cắt bỏ toàn bộ nang là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất bởi vì nang nhái thường gây những đợt nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Cắt bỏ toàn bộ nang đòi hỏi có tay nghề cao vì nếu để sót lại tổ chức nang thì thường dẫn đến nguy cơ tái phát thành nhiều ổ nang nhái. Đường chẻ giữa xưng hàm dưới và môi tạo ra một đường vào rộng rãi giúp cắt bỏ toàn bộ những nang nhái tái phát nhưng nó có nhược điểm là để lại sẹo không thẩm mỹ ngay giữa môi dưới.
5.2. Nang thoát nhầy:
Nang thoát nhầy có nguyên nhân do chấn thương, thường là chấn thương nhẹ và bệnh nhân quên đi. Chấn thương gây tổn thương ống dẫn của tuyến nước bọt phụ làm thoát chất nhầy vào tổ chức xung quanh. Vị trí hay gặp là môi dưới. Nang biểu hiện dưới dạng một điểm sưng tròn, chắc giống với một tổn thương cứng ở môi. Nên cắt bỏ toàn bộ nang thoát nhầy và gửi giải phẫu bệnh để xác định chẩn đoán.
5.3. Nang biểu mô bạch huyết trên bệnh nhân HIV:
Gần đây, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của những tổn thương dạng nang của tuyến nước bọt chính như là một biểu hiện của nhiễm HIV. Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện của tổn thương dạng đa nang, thường ở tuyến mang tai. Và trong trường hợp có triệu chứng trên thì bệnh nhân được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao.
6. Viêm tuyến nước bọt do thâm nhiễm
Tuyến nước bọt có thể bị tổn thương trong nhiều bệnh hệ thống khác nhau. ở một vài bệnh nhân, sưng một hay nhiều tuyến nước bọt có biểu hiện dưới dạng giống khối u. Vì vậy, người Bác sĩ cần phải xét đến những nguyên nhân sau:
6.1. Thâm nhiễm mỡ (lipomatosis):
Tế bào mỡ là một thành phần bình thường của tuyến mang tai. Tỷ lệ mỡ tăng theo tuổi và độ béo của mỗi người.
6.2. Sưng tuyến nước bọt (Sialosis):
Thuật ngữ "Sialosis" bao hàm những trường hợp sưng tuyến nước bọt lan tỏa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường gặp ở tuyến mang tai và lứa tuổi của bệnh nhân thường là 40 - 70. Trong một vài trường hợp, thì không tìm thấy nguyên nhân gây phì đại tuyến. Thường thì phì đại tuyến là do đái tháo đường, phù niêm, người nghiện rượu hay tác dụng phụ khi dùng một số thuốc (ví dụ: thuốc tác dụng giao cm, một số thuốc chống cao huyết áp thế hệ cũ đặc biệt là Guanethidine). Chẩn đoán dựa vào bệnh sử, và chẩn đoán xác định dựa vào sinh thiết. Kiểm soát và loại bỏ yếu tố nguyên nhân có thể làm lui bệnh. Tuy nhiên, biến dạng thẩm mỹ thường tồn tại và bệnh nhân thường yêu cầu phẫu thuật cắt bớt tuyến nước bọt.
7. Viêm tuyến nước bọt do sỏi
Sỏi tuyến nước bọt thì không phải là không hay gặp, đặc biệt là tuyến dưới hàm. Bệnh nhân sỏi tuyến thường bị đau tuyến khi ăn, khi nước bọt bài tiết ra bị chặn lại ở phía sau chỗ tắc. Sỏi cũng là một nguyên nhân gây nhiễm trùng tái phát. Chụp Xquang tuyến không chuẩn bị giúp chẩn đoán xác định sỏi, nhưng chỉ khoảng 40% sỏi tuyến mang tai và 20% sỏi tuyến dưới hàm là cản quang. Và trong trường hợp này Xquang cũng sẽ giúp chúng ta xác định vị trí tắc nghẽn.
Những viên sỏi đủ lớn để gây tắc ống tiết thì nên phẫu thuật lấy bỏ nếu không chúng sẽ dẫn đến viêm đau tuyến. Tán sỏi là một thủ thuật tương đối phổ biến, nhưng chỉ cần rạch mở ống đơn giản cũng có thể giúp sỏi tự thoát ra. Một phương pháp khác là lấy sỏi bằng ống nội soi mềm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sỏi lớn thì nên cắt bỏ toàn bộ tuyến.
II. Cách điều trị viêm tuyến nước bọt
Điều trị bằng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau trong vòng 7 – 10 ngày theo kháng sinh đồ bằng đường uống hoặc tiêm. Có thể điều trị bổ sung bằng các loại kháng enzym.
Rửa ống tuyến thường xuyên một cách có hệ thống với các dung dịch kháng sinh. Rửa từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày, lặp lại trong vòng 4 – 6 tháng. Điều trị theo đúng phác đồ và phải kiên nhẫn mới bảo đảm đạt được lành bệnh vĩnh viễn (thường ở tuổi thiếu niên). Theo một số tác giả, khoảng 80 – 90% bệnh nhân tự lành khi đến độ tuổi 13 – 15 tuổi, có thể do sự thay đổi hoóc môn ở tuổi trưởng thành.
Tại chỗ: Vệ sinh răng miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.