Bệnh viêm đa cơ
Viêm đa cơ là gì?
Viêm đa cơ là một bệnh hiếm gặp gây viêm ở nhiều cơ. Đây là một dạng bệnh mô liên kết. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bệnh là yếu cơ, nhất là những cơ gần thân người nhất, như cơ vùng bả vai và khớp háng.
Viêm đa cơ (Ảnh minh họa)
Bệnh viêm đa cơ thực chất có liên quan mật thiết với bệnh viêm cơ – da (dermatomyositis – viêm cơ – bì). Hai bệnh này cơ bản là một bệnh, tuy nhiên nếu triệu chứng viêm chỉ có ở hệ cơ, thì gọi là bệnh viêm đa cơ, trừ khi cả hệ da cũng có biểu hiện viêm, thì mới gọi là bệnh viêm cơ – da. Bên cạnh đó, còn có bệnh viêm đa cơ phối hợp với bệnh lupus ban đỏ, với bệnh viêm đa khớp dạng thấp…
I. Dấu hiệu của bệnh viêm đa cơ
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường diễn biến từ từ, vì vậy rất khó biết nó bắt đầu từ khi nào. Những triệu chứng hay gặp nhất là:
Yếu cơ tăng dần, nhất là những cơ gần với thân mình, như các cơ ở vùng háng, đùi, bả vai, cánh tay và cổ, đối xứng hai bên.
- Khó nuốt
- Sưng nề cơ hoặc khớp nhẹ
- Mệt mỏi
Bệnh viêm đa cơ: Làm yếu các cơ bắp ở vùng mông đùi và vai – cánh tay, và các cơ ngực hay lưng, yếu cơ cả hai bên. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi giới, tuy nhiên nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm và diễn tiến chậm chạp trong vòng vài tuần hay vài tháng. Bệnh nhân sẽ dần dần thấy khó khăn khi đang ngồi thì đứng lên, leo thang, chải tóc… Rất ít người thấy đau ở các bắp cơ.
Ở nước ta, có một số bệnh nhân bị viêm đa cơ tiến triển bán cấp tính có triệu chứng đau cơ trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Hệ cơ ở cổ gáy bị yếu làm đầu rũ xuống, khi ngồi không giữ thẳng mặt ra trước được, hoặc khi nằm không ngóc đầu lên được. Hệ cơ thực quản và họng – thanh quản bị yếu gây khó nuốt và khó nói. Hiếm lắm mới có trường hợp bệnh nặng thì các cơ hô hấp bị ảnh hưởng gây khó thở.
Nếu bệnh tiến triển lâu mà không kịp điều trị, thì sẽ xảy ra hiện tượng teo cơ, sau đó là co cứng cơ do xơ hóa. Một số bệnh nhân bị loạn nhịp tim nặng và tử vong do hoại tử các sợi cơ tim.
Bệnh viêm cơ - da: (dermatomyositis) Không phân biệt tuổi tác, ở nam giới gặp ít hơn. Triệu chứng yếu cơ giống như trong bệnh viêm đa cơ, tuy nhiên lại có kèm theo dấu hiệu trên da. Thông thường triệu chứng da có trước yếu cơ, tuy vậy cũng có khi cùng xuất hiện. Biểu hiện đặc trưng là biến đổi da mầu đỏ hay mầu hoa cà ở cánh mũi, gò má, trán và quanh móng tay. Cũng có thể là ban đỏ lan tỏa, viêm da dạng eczema, ban sần,… Có thể cảm thấy ngứa da hay có phù mi mắt và phù môi. Trẻ em thường thấy có tổn thương da ở vùng khuỷu và đầu gối. Sau này vùng da bị tổn thương có thể thành sẹo teo và có màu trắng nhợt.
II. Nguyên nhân gây bệnh viêm đa cơ
Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus có thể gây viêm đa cơ, nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Có giả thuyết cho rằng viêm đa cơ là một bệnh tự miễn, vì một lý do nào đó hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra kháng thể tấn công và làm tổn thương mô cơ khỏe mạnh. Nhiều người bị viêm đa cơ có nồng độ tự kháng thể cao trong máu. Tuy nhiên chưa rõ liệu những tự kháng thể này có thực sự gây viêm đa cơ hay không.
III. Chuẩn đoán bệnh viêm đa cơ
Tiền sử gia đình. Tiền sử bệnh cơ trong gia đình và tuổi khởi phát bệnh sẽ giúp phân biệt giữa viêm đa cơ và teo cơ. Teo cơ là một bệnh di truyền thường biểu hiện sớm khi còn nhỏ.
Đo cơ điện đồ
Xét nghiệm máu:
Tăng nồng độ các enzym của cơ như creatine kinase (CK) và aldolase báo hiệu tổn thương cơ.
Phát hiện các tự kháng thể trong má
Sinh thiết cơ có thể thấy những bất thường ở cơ như viêm, tổn thương hoặc nhiễm trùng.
Chụp cộng hưởng từ có thể giúp phát hiện viêm ở cơ.
IV. Cách điều trị bệnh viêm đa cơ
Khi bệnh nhân cảm thấy yếu sức cơ từ từ tăng dần, nhất là khả năng leo cầu thang càng ngày càng yếu hơn, khám tổng quát không thấy có bệnh tim hay bệnh phổi, thì các bác sĩ sẽ cho chẩn đoán điện cơ để xác định nguyên nhân gây yếu cơ, kết hợp làm một số xét nghiệm khác để được chẩn đoán là bệnh viêm đa cơ hay là bệnh cơ khác để điều trị ngay.
Phần lớn các trường hợp bị viêm đa cơ nếu được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, khả năng phục hồi tốt. Khoảng 1/2 số bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Có một số trường hợp để lại di chứng yếu cơ vùng vai hoặc háng. Chỉ có một số ít tử vong do biến chứng tim - phổi. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, khi đã được khám và xác định bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị phải rất kiên trì. Khi triệu trứng bệnh giảm, có dấu hiệu phục hồi cần điều trị duy trì để tránh tái phát sẽ khó điều trị hơn. Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ có hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, giúp duy trì và cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của cơ.
Các thuốc hộc trợ điều trị:
- Corticosteroid.
- Các thuốc ức chế miễn dịch khác như azathioprine hoặc methotrexate.
- Vật lý trị liệu. Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp duy trì và cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của cơ.
Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân đừng nóng vội mà cắt thuốc sớm, lí do là nếu bệnh tái phát sẽ khó điều trị hơn. Có thể dùng Corticosteroid liên tục tới 2 năm, thậm chí lâu hơn nữa. Thêm vào đó, còn có các thuốc khác như Azathioprine hay Methotrexate có thể thay huyết tương hoặc truyền Globulin miễn dịch.
Tích cực luyện tập vận động thân thể thường xuyên cũng có ích lợi rõ rệt trong điều trị bệnh.
Về việc điều trị, bây giờ đã có nhiều nơi có thể điều trị tốt bệnh viêm đa cơ, đặc biệt là ở BV Chợ Rẫy và BV 175. Cách điều trị thì hầu như tất cả các nơi đều giống nhau, và không có gì phức tạp cả. Riêng ở BV 175 ngoài điều trị bằng thuốc, còn có thêm phương pháp thay huyết tương. Ta biết máu gồm có các tế bào (như hồng cầu, bạch cầu…), và huyết tương. Huyết tương chính là phần chất lỏng của máu. Có thể hiểu đại khái như sau: bệnh viêm đa cơ xảy ra do cơ thể tự sinh ra một chất độc gây hủy hoại cơ bắp của chính mình, chất độc đó nằm trong huyết tương, đi theo máu tới các cơ bắp và gây tổn thương.
Đối với phương pháp thay huyết tương, người ta sẽ lấy máu của bệnh nhân, lọc bỏ các chất độc đó đi, rồi truyền trả lại cho người bệnh. Đây là phương pháp khá an toàn, vì không phải dùng máu của người khác. Kết quả dùng thuốc kết hợp với thay huyết tương làm cho bệnh nhân chóng khỏi hơn. BS Trần Như Thành (BV 175) đã có công trình nghiên cứu về thay huyết tương, đã báo cáo tại hội nghị khoa học của ngành thần kinh khu vực phía nam.
Những biện pháp vẫn đang được nghiên cứu gồm:
- Lọc huyết tương nhằm loại kháng thể ra khỏi máu
- Chiếu xạ hạch lympho ức chế hệ miễn dịch
- Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch
- Fludarabine (Fludara). Có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính.
- Tacrolimus (Prograf). Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch. Tacrolimus thường được dùng ở dạng bôi để điều trị viêm da cơ và một số bệnh da khác.
- Kháng thể đơn dòng như infliximab và rituximab có tác dụng phá huỷ một số loại tế bào miễn dịch đặc hiệu.