Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh viêm Amidan

09/03/2015 07:56 AM
Viêm amidan (Viêm amiđan) là một bệnh lí viêm nhiễm của amidan (còn gọi là hạnh nhân khẩu cái). Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm amidan, các triệu chứng của viêm amidan và các cách điều trị bệnh, các bài thuốc đông y chữa viêm amidan.

Có hai hạnh nhân nằm hai bên ở thành sau cổ, thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các thành phần khác của hệ miễn dịch, trong hạnh nhân khẩu cái chứa các tế bào có nhiệm vụ đặc biệt đó là bắt và tiêu diệt các loại vi trùng, virus (siêu vi). Nếu ổ nhiễm trùng nằm ngay tại amiđan, nó sẽ sưng phồng lên, đỏ, và có thể xuất hiện lốm đốm màu trắng (còn gọi là giả mạc).

Viêm amidal có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lây lan từ người này sang người khác bởi những phần tử trong không khí hoặc những cái bắt tay, ôm hôn... Đặc điểm của bệnh này là đau ở trong họng và khó nuốt. Viêm amidal thông thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị và thường thì không có biến chứng. Tuy nhiên, không ít trường hợp, viêm amidal gây biến chứng và khó chịu cho người bệnh nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng.

Rất nhiều loại vi khuẩn, virut khác nhau tiểm ẩn có thể gây ra viêm amidal, ví dụ nhưEpstein – Barr virus là một nguyên nhân thường gặp. Nó thường gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt trong những trường hợp như ở lớp học, giảng đường đại học, virut dễ dàng lây từ người này sang người khác do sự tập trung đông người. Trong số các loại vi khuẩn hay gây ra viêm họng thì hay gặp nhất là liên cầu nhóm A, người ta thường gọi là viêm họng liên cầu. Trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn từ khi nhiễm khuẩn đến khi bệnh toàn phát (thường từ 2 - 4 ngày, có thể ít hơn).

Viêm amidan, thuốc chữa bệnh viêm amidan

I. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan

Bệnh có thể do lây nhiễm virus hay vi trùng qua không khí (đường hô hấp), qua tiếp xúc tay chân, và lây khi hôn nhau.

Có nhiều chủng virus và vi trùng có thể gây bệnh này. Ví dụ virus Epstein - Barr (gây bệnh sốt tuyến) là nguyên nhân khá phổ biến. Thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là người sống tập thể, trong các kí túc xá nơi mà sinh hoạt hàng ngày có nhiều sự đụng chạm, chung chạ. Liên cầu khuẩn nhóm A là loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất. Giai đoạn ủ bệnh (giai đoạn từ khi nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) thường từ 2 đến 4 ngày, đôi khi thời gian này còn ngắn hơn nữa.

II. Các triệu chứng của bệnh viêm amidan

- Đau trong họng (có khi rất đau, có thể kéo dài hơn 48 giờ) và có thể kết hợp với khó nuốt. Đau có thể lan lên tai; họng đỏ, amidal sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng; có thể sốt cao; có thể sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu; có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.

- Nếu đau họng là do nhiễm virut thì triệu chứng thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.

- Nếu viêm họng do virus Coxsackie thì có những mụn phỏng mọc ở amidal và vùng vòm khẩu cái. Những mụn phỏng này sẽ vỡ trong vài ngày thành những vết loét, những vết loét này sẽ rất đau.

- Nếu viêm họng do nguyên nhân nhiễm liên cầu (streptococcal), amidal thường sưng và bị bao phủ bởi những chấm trắng và họng đau. Bệnh nhân có sốt cao, hơi thở hôi và cảm thấy người rất mệt.

Những bệnh cảnh khác nhau này nhiều khi rất thay đổi và chúng ta cũng không thể nhìn vào họng ai đó mà nói rằng: Đây là viêm do virut (điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả) hoặc do vi khuẩn (có thể điều trị được bằng kháng sinh)

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là những dấu hiệu trên, mà chúng thay đổi. Nên không thể chỉ quan sát họng bệnh nhân mà có thể chẩn đoán được tác nhân gây bệnh (chỉ gợi ý phần nào trong trường hợp các tổn thương khá điển hình).

Lời khuyên tốt

  • Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài quá vài ngày hoặc đau rất nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn, nên đi khám bác sĩ.
  • Uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn).
  • Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và phải giữ ấm cơ thể.

III. Cần phải làm gì khi bị viêm amidan

Nếu họng đau kéo dài vài ngày, hay khó nuốt nghiêm trọng, sốt cao và nôn ói, thì nên đi khám bác sĩ.

Uống nước ấm, ăn thức ăn mềm dễ nuốt, dùng các thuốc ngậm trị đau họng, nước xúc miệng để cải thiện tình trạng khó nuốt.

Có thể dùng các thuốc thông thường không cần kê đơn, mua tại tiệm thuốc.

Uống nhiều nước, vì ngoài tính trạng khó nuốt ảnh hưởng đến việc ăn uống thì sốt và thở bằng đường miệng khi bệnh làm mất nhiều nước của cơ thể. Sự thiếu nước càng làm cho bệnh nhân mệt mỏi.

Cần nghỉ ngơi tại một nơi ấm áp, tránh lạnh.

IV. Chuẩn đoán bệnh viêm amidan

Bác sĩ có thể chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh, nhưng đôi khi cũng cần những xét nghiệm khác như : Xét nghiệm chất dịch tiết ra từ vùng viêm nhiễm (bằng cách dùng gạc thấm chất dịch này và đem đi nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh) hay các xét nghiệm máu.

V. Các biến chứng của bệnh viêm amidan

Thông thường viêm hạnh nhân khẩu cái bệnh thường tự giới hạn trong khoảng 1 tuần, không gây biến chứng cũng như không để lại di chứng gì. Nhưng nó cũng có thể gặp một số biến chứng sau :

Nhiễm trùng thứ phát vào tai giữa hay vào các xoang lân cận.

Nếu nguyên nhân là liên cầu trùng, bệnh nhân có thể nổi mẩn đỏ trên da (phát ban màu đỏ) - sốt tinh hồng nhiệt.

biến chứng hiếm gặp là áp xe ở họng. Nếu ổ áp xe lớn đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn nữa, bệnh tiến triển giống như sốt thấp (bệnh thấp cấp tính), hay gây biến chứng lên thận (gây viêm cầu thận cấp). Các trường hợp này ít gặp trong những thập niên gần đây. (riêng tại Việt Nam vẫn còn khá nhiều).

VI. Cách điều trị viêm amidan

Trong hầu hết trường hợp, viêm nhiễm thường gây ra do virut chỉ cần điều trị triệu chứng bằng paracetamol (ví dụ: calpol, panadol) để hạ sốt.

Trong một số ít bệnh nhân viêm amidal gây ra do vi khuẩn thì điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin). Trường hợp dùng kháng sinh trong 2 - 3 ngày đã hết sốt thì người bệnh vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc cho đủ phác đồ điều trị, tránh tình trạng bị kháng thuốc cho những lần viêm nhiễm tiếp theo.

Phẫu thuật cắt amidal có thể cần thiết cho những bệnh nhân viêm đi viêm lại nhiều lần hoặc những bệnh nhân viêm amidal nặng không đáp ứng với phác đồ điều trị hoặc ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và công tác. Nhưng ngày nay, trên thế giới, người ta cắt amidal ít hơn nhiều so với trước đây.

Chữa viêm amidan bằng các bài thuốc đông y

Trong y học cổ truyền, bệnh này được gọi là nhũ nga. Đây là tình trạng hai bên họng trong hố hạnh nhân sưng lên thành một cục hình dạng như con ngài tằm.

Nếu tình trạng sưng chỉ có ở một bên thì gọi là đơn nhũ nga, hai bên đều mọc gọi là song nhũ nga. Nếu có hiện tượng lở loét gọi là lạn hầu nga. Một bên là nhẹ, hai bên là nặng, loét ra thì càng nặng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh là ngoại tà xâm nhập cơ thể không được chữa trị kịp thời; hoặc do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột… Yết hầu là cửa ngõ của việc ăn uống, hít thở, thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài. Khi ngoại tà theo đường ăn uống, hít thở xâm nhập vào hầu họng, tà khí và chính khí sẽ giao tranh và gây ra sốt. Nếu chính khí khỏe thì tà khí lui, bệnh tình đỡ dần và khỏi. Nếu chính khí suy giảm hoặc không được chữa tri kịp thời thì họng càng đau tăng, đỏ, loét, gây ảnh hưởng tới toàn thân.

Cách điều trị tùy thuộc vào thể bệnh:

Thực chứng: Sưng, đau, rát cổ họng, sốt cao, sợ gió. Nhũ nga sưng cao, xung quanh chân thu gọn. Lúc mới phát, bệnh nhân sợ rét, phát nóng, đau, ăn nuốt khó khăn, miệng ráo lưỡi khô; nặng thì nhũ nga chảy mủ vàng, ngoài gáy phát ra hạch nhỏ lổn nhổn như hạt châu, di động.

Dùng bài thuốc Ngưu bàng thang gia giảm: Ngưu bàng, phù bình, lô căn, cát cánh, thiên hoa phấn, xạ can, sơn đậu căn, sinh địa mỗi thứ 12 g; thăng ma, nhân sâm mỗi thứ 10 g; cam thảo, hoàng liên, liên kiều mỗi thứ 8 g. Cho 1.500 ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 150 ml. Ngày uống 1 thang, chia đều 5 lần.

Hư chứng: Nhũ nga sưng đau, sốt nhẹ, người mệt mỏi, bệnh tái phát liên tục hoặc dây dưa không khỏi, ăn uống khó khăn, lâu ngày da vàng, chân tay đau mỏi, tiểu tiện vàng và ít dần, có khi gây phù mặt; Nặng thì phù toàn thân.

Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Hoàng kỳ 24 g, cam thảo, kim ngân hoa, đương quy, hoàng cầm, hạnh nhân mỗi thứ 10 g; nhân sâm, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật mỗi thứ 12 g, liên kiều 8 g. Hoàng kỳ sao mật, nhân sâm bỏ cuống, đương quy rửa qua rượu, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn. Cho 1.800 ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200 ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 5 lần uống.