Logo Bài Thuốc Quý

Bệnh loãng xương

23/06/2015 11:00 PM
Loãng xương là một bệnh toàn thể dẫn đến sự giảm khối lượng xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương và nguy cơ gãy xương. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh loãng xương, triệu trứng loãng xương, các phòng ngừa và điều trị loãng xương, các bài thuốc chữa loãng xương hiệu quả.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (LX) là một bệnh toàn thể dẫn đến sự giảm khối lượng xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc xương, dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương và nguy cơ gãy xương. Như vậy, không phải chờ đến khi gãy xương mới được gọi là LX.

Loãng xương, hình ảnh bệnh loãng xương

Loãng xương được định nghĩa trong tình trạng lý tưởng, là phải tính được nguy cơ gãy xương (hiện tại và tương lai) bằng cách tính toán tất cả các yếu tố nguy cơ.

Theo WHO 1994, LX được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương (BMD- Bonne Mineral Density) theo chỉ số T (T score) như sau: T score của một cá thể là chỉ số mật độ xương (BMD) của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau:

BMD bình thường: Tscore >- 1

Tức là BMD của đối tượng không dưới 1 độ lệch chuẩn (ecart-type) so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi.

- Thiểu xương: - 1 ³Tscore ³-2,5

Khi BMD đạt từ: -1 đến -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi.

- Loãng xương: Tscore < -2,5

Khi BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 một độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người lớn trẻ tuổi, tại bất kỳ vị trí nào của xương.

- Loãng xương nặng: Tscore < -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.

Giải phẫu bệnh

Thấy các bè xương teo, mỏng và thưa, phần vỏ xương mỏng, tạo cất bào thưa thớt, không thấy các đường diềm sinh xương (bordures ostéoides), tuỷ xương nghèo và thay bằng tổ chức mỡ.

I. Nguyên nhân gây loãng xương

Người ta phân biệt loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

1. Loãng xương nguyên phát

Là mức độ nặng của tình trạng thiểu sản xương sinh lý, do quá trình hoá già của các tế bào sinh xương (tạo cốt bào), tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng, cho đến khi trọng lượng xương (trong một đơn vị thể tích) giảm trên 30% thì có dấu hiệu lâm sàng.

2. Loãng xương thứ phát

Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Bất động quá lâu do bệnh, do nghề nghiệp (du hành vũ trụ).

- Do các bệnh nội tiết: Cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng, to viễn cực (acromégalie).

- Do các bệnh thận: Thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo.

- Do thuốc: Lạm dụng steroid, heparin.

II. Cơ chế sinh bệnh loãng xương

1. Khái niệm về ngưỡng gãy xương

Loãng xương là tình trạng một hiện tượng sinh lý bình thường bị tăng quá mức nên trở thành bệnh lý. Thực vậy, sự giảm sinh xương sinh lý dẫn đến sự giảm tuần tiễn khối lượng xương được quan sát thấy ở người bình thường ngay từ tuổi trưởng thành. Các nghiên cứu tế bào học cho phép chỉ ra sự thưa xương sinh lý có khác nhau giữa hai giới:

- Ở nam giới, khối lượng bè xương giảm dần một cách đều đặn, gần 27% trong khoảng thời gian từ 20 - 80 tuổi.

- Ở nữ giới, sự mất xương nhiều hơn (gần 40% trong cùng khoảng thời gian đó) với một sự tăng nhanh trong 20 năm sau mãn kinh.

Tuy nhiên, đó là một hiện tượng bình thường, và việc một người có khối lượng xương ở tuổi 60 thấp hơn ở tuổi 20 không có nghĩa là người đó bị loãng xương.

Vậy thì loãng xương xuất hiện khi sự thưa xương trở nên quá mức, khiến cho bộ xương không chịu nổi các sức ép cơ học mà nó vốn phải chịu.

Do đó, xuất hiện gãy xương. Với xương xốp, ngưỡng gãy xương là khi khối lượng xương giảm xuống dưới 11%. Mất xương chủ yếu ở xương xốp sẽ gây nên các lún đất sống, còn sự mỏng vỏ xương là nguyên nhân gãy cổ xương đùi hoặc gãy các xương dài khác.

2. Cơ chế mất xương theo tuổi

Do sự giảm hoạt động của tạo cốt bào dẫn đến giảm sự tạo xương.

Do sự giảm hấp thụ calci ở cả hai giới, là kết quả của sự giảm calci trong chế độ ăn và giảm tổng hợp vitamin D tại da, sự sai lạc tổng hợp 1-25 (OH)2 cholecalciferon do giảm hoạt động của 1 - alpha hydroxylase tại thận. Sau đó là tăng tiết hormon cận giáp trạng (cường cận giáp trạng thứ phát) mà ta đã biết là đóng vai trò làm thiểu năng xương.

3. Một số yếu tố nguyên nhân có thể tham gia vào cơ chế của LX nguyên phát

Yếu tố cơ học: Bất động kéo dài trên 6 tháng, hoặc các nhà du hành vũ trụ khi ở trạng thái không trọng lượng.

Yếu tố di truyền: Da đen ít bị loãng xương hơn người da trắng; người gầy và cao hay bị loãng xương hơn; một số người loãng xương có tính gia đình. Gần đây, một số nghiên cứu, dù chưa thống nhất, đã phân lập được gen của recepteur của 1-25 dihydroxyvitamin D3 (VDR). Các phân tích trên các cặp sinh đôi cũng cho thấy các phụ nữ mang đồng hợp tử trội BB có mật độ xương thấp hơn loại đồng hợp tử lặn BB; còn loại dị hợp tử có mật độ xương trung gian giữa hai loại trên.

Yếu tố chuyển hoá: thiếu calci hoặc vitamin D và khả năng giảm tạo 1-25 dihydroxyvitamin D ở người lớn tuổi là vấn đề đang được tranh cãi.

Yếu tố hormon: Tăng tiết hormon cận giáp hoặc corticoid vỏ thượng thận có thể dẫn loãng xương thứ phát, giảm tiết oestrogen đóng vai trò quan trọng trong loãng xương: sau mãn kinh, các trường hợp cắt buồng trứng trước 45 tuổi, mãn kinh sớm (thời gian có kinh dưới 35 năm)...

Do thuốc: Sử dụng corticoid, heparin kéo dài.

Các yếu tố khác: Hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn ít calci (dưới 800mg/ngày), trước 20 tuổi, thiếu vitamin D...

Loãng xương nam giới có nhiều yếu tố tham gia: thiếu vitamin D vừa phải, giảm testosteron máu ngoại vi, giảm prolactin máu.

Xếp loại

Loãng xương nguyên phát còn được chia thành hai thể:

- Loãng xương ở tuổi mãn kinh của nữ: Xuất hiện sau mạn kinh từ 6 - 8 năm, tổn thương ở tất cả các bè xương, được xếp là loãng xương Tip I.

- Loãng xương người già, gặp ở lứa tuổi 75, nam và nữ đều bị tổn thương chủ yếu ở phần vỏ xương, được xếp là loãng xương Tip II.

Dù là Tip nào hoặc thể nào (nguyên phát hay thứ phát) thì triệu chứng cũng giống nhau.

III. Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Những biểu hiện lâm sàng chỉ thể hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Sự xuất hiện có thể từ từ tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi do tình cờ chụp phim X quang mà thấy.

A. Đau xương

Các triệu chứng cơ năng đầu tiên của loãng xương có thể hiện liên quan đến quá trình xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi. Thông thường, loãng xương không gây đau.

1. Đau cột sống do xẹp các đốt sống

Xuất hiện hoặc tự nhiên, hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.

2. Đau cột sống mạn tính do rối loạn tư thế cột sống

Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn - chậu.

Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương.

B. Gãy xương

Các vị trí thường gặp thường là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.

C. Hội chứng kích thích thần kinh

Kèm theo đau có thể thấy các triệu chứng kích thích rễ.

1. Đau dây thần kinh hông.

2. Đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.

D. Thăm khám

1. Biến dạng đường cong bình thường của cột sống: Gù ở vùng lưng hay thắt lưng có đường cong rộng, hoặc quá ưỡn (hyperlordose) . Chiều cao của cơ thể giảm đi rõ rệt so với lúc trẻ tuổi (vài cm).

2. Trong khi đau nhiều thấy đoạn cột sống thắt lưng như cứng đờ, co cơ ở cạnh cột sống. Không làm được các động tác cúi, ngửa nghiêng, quay. Gõ hoặc ấn vào các gai sau của đốt sống đau tăng và lan toả xung quanh.

3. Các dấu hiệu kèm theo: Loãng xương thường kết hợp với các rối loạn khác của tuổi già như: Béo bệu, tăng huyết áp, rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da, hư khớp.

E. Tiến triển

Đau do lún xẹp đốt sống kéo dài trong vài tuần. Một đợt đau mới có nghĩa là có một lún xẹp đốt sống mới, tuy nhiên, không phải bao giờ cũng thấy trên X quang (đó là các lún xẹp đốt sống ở mức độ vi thể).

Sau nhiều lần đau, bệnh nhân đau cột sống mạn tính do biến dạng cột sống. Giảm chiều cao ở bệnh nhân loãng xương nặng.

Gẫy cổ xương đùi đặc biệt tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong 15-20% trong những tuần, tháng đầu.

Dấu hiệu X quang

A. Những dấu hiệu của loãng xương

1. Xương tăng thấu quang

Tất cả các xương đều thấy sáng, trong hơn bình thường, ở mức độ nhẹ còn thấy các bè xương tạo nên hình vân dọc hoặc chéo, ở mức độ nặng xương trong như thuỷ tinh, đốt sống trong có phần ranh giới ngoài đậm nét (dấu hiệu xương đóng khung).

2. Hình ảnh lún đốt sống

Xuất hiện hàng loạt trên nhiều đốt, đĩa đệm ít thay đổi, thân đốt sống giảm chiều cao và biến dạng, có thể di lệch ít nhiều. Những biến dạng của thân đốt sống tạo nên hình thấu kính phân kỳ, hình chêm, hình lưỡi, hình đốt sống cá (trên các phim nghiêng).

3. Hình ảnh cốt hoá và vôi hoá: Song song với quá trình loãng xương một số các dây chằng, sụn sườn, thành động mạch chủ và các động mạch lớn có những hình cản quang do cất hoá và vôi hoá.

B. Đánh giá mức độ loãng xương bằng X quang

Trên phim chụp rất khó đánh giá mức độ loãng xương qua độ cản quang nhiều hay ít do đó người ta phải dựa vào một số nhận xét khác.

1. Đo chỉ số Barnett và Nordin: Chụp xương đốt bàn tay thứ hai (mêta carpe của ngón trỏ); đo đường kính của thân xương D và đường kính của phần tuỷ xương d.

Chỉ số B và N = D - d/Dx 100

Chỉ số dưới 45 được coi là loãng xương.

2. Chỉ sồ cột sống của Rénier

Chụp cột sống thắt lưng theo tư thế nghiêng rồi nhận xét hình dáng và cho điểm.

3. Chỉ số Singh

Chụp đầu trên xương đùi với tư thế thẳng. Bình thường thấy 4 hệ thống các dải xương hiện rõ, khi các dải xương bị đứt gãy, mất đi ít hay nhiều, người ta cho điểm từ 1 đến 7 (7 là bình thường, 1 là rất nặng).

IV. Chuẩn đoán bệnh loãng xương

1. Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán xác định loãng xương nói chung không khó nếu như đã có lún xẹp đốt sống, ngoài ra còn phải loại trừ các lún xẹp đốt sống do các nguyên nhân khác, đặc biệt là nguyên nhân ác tính.

Nếu đo được BMD, chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn WHO-1994, dựa vào BMD (phần định nghĩa LX).

2. Chẩn đoán nguyên nhân

- Loãng xương nguyên phát:

Không kèm theo hội chứng viêm, buôn phospho-calci bình thường, không gầy sút.

- Loãng xương thứ phát: 

Việc tìm kiếm một loãng xương thứ phát gồm các bước như sau:

Hỏi bệnh:

- Tuổi mãn kinh (tìm mãn kinh sớm)

- Tìm các gãy xương bệnh lý có tính gia đình (Bệnh Lobstein)

- Tiền sử bất động kéo dài, điều trị corticoid, heparin, hormon giáp trạng.

Khám bệnh: Tìm các triệu chứng gợi ý một bệnh nội tiết:

- Cường giáp trạng.

- Bệnh Cushing, suy sinh dục, to đầu chi (hiếm)

Các bất thường da và niêm mạc:

- Rối loạn sắc tố trong hemochromatose.

- Nốt mẩn nhiễm sắc trong Mastocytose.

- Màu xanh nhạt của củng mạc, thường kèm theo điếc, biến dạng sọ và lùn (bệnh Lobstein)

Các xét nghiệm: Các xét nghiệm nói chung bình thường, tuy nhiên, nếu:

- Tăng calci máu: Gợi ý cường giáp trạng hoặc bất động lâu.

- Tăng phosphatase kiềm (khi không có gẫy xương mới), kèm giảm calci niệu, có thể là một nhuyễn xương (osteomalacie) kết hợp.

3. Chẩn đoán phân biệt

- Trường hợp không có lún xẹp đốt sống

Nếu không có lún xẹp đất sống, chỉ đau cột sống, không kèm theo có hội chứng viêm, buôn phospho-calci bình thường, không gầy sút… tìm các nguyên nhân khác (thoái hoá...).

- Trường hợp có lún xẹp đốt sống: tìm các nguyên nhân khác ngoài loãng xương nguyên phát:

Các bệnh lý ác tính của tổ chức xương: (đa u tuỷ xương-bệnh Myelome, di căn xương): Các dấu hiệu gợi ý:

- Đau không phải kiểu cơ học, không hoàn toàn giảm đau khi nằm, ít đáp ứng với thuốc chống viêm giảm đau thông thường.

- Lún xẹp đốt sống trên D5.

- Đau lan hoặc có dấu hiệu thần kinh.

- Tăng calci máu hoặc tốc độ lắng máu trên 30mm, hoặc tốc độ lắng máu không trở lại bình thường sau lún xẹp đốt sống.

Phải làm tuỷ đồ để chẩn đoán bệnh Myelome, làm nhấp nháy đồ tìm nguyên tuỷ gây di căn xương.

Cường cận giáp trạng trên phát:

- Hiếm gặp. Gây tăng calci máu và tăng PTH.

- Hình ảnh X quang có mất chất khoáng lan toả, giả loãng xương nhiều khi khó phân biệt. Hình ảnh hốc hoặc u xương ở các xương dài. Đặc biệt có hình ảnh tiêu xương dưới màng xương ở các đầu ngón, ở bờ quay của ngón II, 1/3 ngoài xương đòn và phần dưới cổ xương đùi, xương mu. Rất hay có calci hoá sụn khớp kèm theo.

Dấu hiệu sớm: Đau vùng cùng chậu, đau xương, gẫy xương hoặc u xương.

Hay gặp sỏi thận và các rối loạn tiêu hoá (viêm tuỵ mạn calci hoá, loét dạ dày- tá tràng)

Tuy nhiên bệnh có thể kết hợp với loãng xương, với triệu chứng giảm calci niệu. Khi đó cần phải chỉ định vitamin D.

V. Cách điều trị bệnh loãng xương

Gồm điều trị và phòng ngừa. Ngoài các vấn đề về lối sống (chế độ ăn uống, hoạt động thể lực, bỏ rượu và thuốc lá) còn có các bài tập chức năng để duy trì khối lượng cơ, đảm bảo tư thế cột sống; còn phải dùng thuốc. Dù trường hợp nào thì việc chọn lựa thuốc cũng phải dựa trên các hiểu biết sau:

Calcium: Chỉ làm tăng thể tích xương ở vỏ xương, ngoài ra, calci gây khoáng hoá xương bè dưới ảnh hưởng của nuôi.

Flour: Chỉ hoạt động trên thể tích xương bè.

Vitamin D: Trong tự nhiên, vitamin D tồn tại dưới hai dạng: vitamin D2 (ergocalciferol) có nguồn gốc thực vật và vitamin Da (cholecalciferol) có nguồn gốc động vật. Để có hoạt tính, chúng phải được chuyển hoá trong cơ thể và chịu nhiều tác động. Chúng có đặc tính như là một hormon thực sự, trên xương vitamin D làm tăng tiêu xương của huỷ cốt bào và cần thiết cho sự xuất hiện của diện khoáng hoá. Chúng còn tăng hấp thụ calci và phospho tại ruột, do đó có vai trò quan trọng trong điều trị và dự phòng loãng xương. Nhu cầu hàng ngày ở người lớn là 100 UI, trẻ em và sơ sinh là 400 - 800UI.

Calcitonin và biphosphonat: Hoạt động trên xương bè hơn là xương vỏ Chỉ định calcitonin cần thiết phải bổ sung calci, nếu không sẽ gây nhuyễn xương. Biphosphonat làm giảm tiêu xương bởi huỷ cốt bào.

Hormon sinh dục trị liệu: Hoạt động trên cả xương bè và xương vỏ. Hiện nay được dùng như một liệu pháp thay thế hormon (LPTTHM) nhằm duy trì khối lượng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

1. Điều trị thuốc (khi đã có LX)

a. Bổ sung calci và vitamin D. Nói chung không dùng đơn độc, mà nên kết hợp với các thuốc khác dưới dây.

Thông thường bổ sung calci (1 gam/ngày). Người lớn tuổi có khả năng hấp thụ vitamin D giảm, nên thường phải bổ sung vitamin D3 với liều 800 UI/ngày. Kết hợp calci và vitamin D có thể làm giảm 30% tỷ lệ gẫy xương (cả đốt sống và cổ xương đùi) ở bệnh nhân lớn tuổi và làm giảm lượng PTH lưu hành. Các loại vitamin D:

Vitamin D2 (ergocalciferol): SterogylÒ: mỗi ống 20 ml chứa 400 UI (10 mg ergocalciferol). Liều tuỳ theo chỉ định và sự thiếu hụt Vitamin D3 (cholecalciferoo: Vitamin D3 B.O.NÒ: ống lưu chứa 200.000 UI cholecalciferol, tiêm bắp hoặc uống.

Calcitriollà dạng hoạt tính sinh học của vitamin D3 1 alpha-25 dihydroxycholecalciferol: RocaltrolÒ0,25mg/viên, ngày 1-2 viên.

b. Flour kết hợp với calci.

Liều nom 20 ±5 mg/ngày kèm 1 gam calci/ngày. Có thể kéo dài 4 năm. Giảm liều nếu phosphatase kiềm tăng trên 50%. Chống chỉ định trong trường hợp suy thận, tiền sử gẫy cổ xương đùi, loãng xương với mật độ xương ở cổ xương đùi thấp. Có thể tăng khối lượng xương 5 - 10% mỗi năm sau trị liệu.

c. Một số thuốc điều trị LX.

Biphosphonat: Có hoạt tính kháng huỷ xương với sự giảm tiêu xương, làm chậm chu trình tân tạo xương.

Etidronat disodic: DidronelÒ400 mg.

Chỉ định: LX sau mãn kinh có lún xẹp đốt sống,

Dự phòng loãng xương trong điều trị corticoid kéo dài (trên 3 tháng, liều từ 7,5 mg/ngày)

Cách dùng: 1 viên/ngày, trong 2 tuần/mỗi 3 tháng. Kết hợp calci 1g/ngày kéo dài.

Pamidronat: Ardia 90 mg mỗi 3 tháng.

Chỉ định: LX sau mãn kinh có lún xẹp đốt sống.

Cách dùng: Truyền tĩnh mạch 1 lần, toàn bộ liều hoặc chia liều làm 3 lần, truyền trong ba ngày liên tiếp. Kết quả rất tốt. Kèm chế độ bổ sung calci, vitamin D.

Calcitonin:

Có nhiều loại: Chiết xuất từ cá hồi (mialcacicÒ), hoặc từ lợn (calcitarÒ) hoặc tổng hợp từ mô hình người (cibacalcineÒ) hay cá hồi (calsynÒ). Có thể điều trị liên tục 100 UI calcitonin cá hồi tiêm bắp hoặc dưới da trong 1 - 2 năm. Sau 1 năm, khối lượng xương bè tăng 7%, xương vỏ tăng 3%.

Các steroid tăng đồng hoá: Các dẫn xuất tổng hợp của androgen testosteron. Hiện không được dùng để điều trị loãng xương ở Pháp, Mỹ. Song vẫn dùng ở một số nước khác:

DurabolinÒ (Nandrolone phenylpropionate) ống 25 mg, chỉ định trong loãng xương với liều 50 mg/tuần.

DecadurabolinÒ (Nandrolone decanoate) ống 50mg, liều 50mg mỗi 3 tuần.

Trường hợp có khối lượng xương dưới hoặc bằng -2,5 chỉ số T- score, chọn lựa giữa liệu pháp hormon thay thế (xem phần điều trị dự phòng) và biphosphonat.

2. Điều trị dự phòng

a. Lối sống

- Thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng. Không uống rượu, hút thuốc lá.

- Chế độ ăn giàu calci từ khi còn niên thiếu và trẻ.

- Điều trị calci-vitamin bổ sung.

b. Các nội tiết tố

Nội tiết tố sinh dục nữ.

Estroprogestatif:thường là trị liệu được lựa chọn để dự phòng mất xương sau mãn kinh, vì còn đem lại lợi ích về sinh dục. Chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp u vú và tử cung ác tính, u tuyến yên, hoặc tổn thương gan nặng…

17 beta estradiol: Thường được ưa thích dưới dạng thấm qua da (gà hoặc pacht).

EtradermÒ50: Estradiol loại dán qua da, liều trung bình giải phóng và hấp thụ 24 h là 0,05 mg trên bề mặt hấp thụ 10 cm2, từ ngày 1 đến ngày 21 hoặc 25 của chu kỳ kinh. Thường kèm theo progestatif trong 10 ngày cuối của liệu trình estradiol, ví dụ: LutenylÒ(nomegestrol acetat) viên 5mg: từ ngày 11 đến 21 hoặc từ ngày 15 đến 25. Cửa sổ điều trị là 5-6 ngày.

Chống chỉ định tuyệt đối: Tiền sử K vú hoặc thân tử cung, K buồng trứng, lạc nội mạc tử cung tiến triển, ứ mật tiến triển, tiền sử gia đình K vú.

Trường hợp cắt tử cung, một số tác giả không chỉ định progestatif, coi như không cần thiết, bởi vì nó có vai trò trong phòng ngừa K nội mạc tử cung.

Nội tiết tố sinh dục nam: Năm 1999, đã có các nghiên cứu mù kép, dùng testosteron để làm tăng mật độ xương ở các nam giới trên 65 tuổi, cho thấy kết quả có tăng được mật độ xương vùng thắt lưng ở các đối tượng có nồng độ testosteron ở thời điểm trước điều trị thấp. (testoderm 6mg/24 trong 36 tháng).

Hormon tổng hợp: Tibolone- livialÒ2,5 mỏ: là một steroid tổng hợp, đồng thời có hoạt tính của estrogen yếu, androgen và progesteron, không kích thích tăng sinh nội mạc tử cung. Mỗi ngày một viên, kéo dài. Hiện được coi như một thuốc thay thế cho liệu pháp hormon thay thế.

Xu hướng hiện nay là dùng liệu pháp hormon thay thế một cách hệ thống trong 10 năm sau mãn kinh ở tất cả các phú nữ không có chống chỉ định và chấp nhận điều trị.