Bệnh lẹo mắt
Bệnh lẹo mắt là hiện tượng nang lông ở mi mắt bị nhiễm khuẩn, cụ thể là do một loại tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn như staphylocoque, gây sưng đau và có mủ, làm người bệnh rất khó chịu và đau nhức.
Bệnh lẹo mắt gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
1. Các triệu chứng của bệnh lẹo mắt
- Mi mắt sưng đau, nổi cục cứng về sau có thể vỡ và chảy mủ.
- Mắt nhức mỏi, chảy nước mắt
Nguyên nhân hình thành lẹo mắt
- Do ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng
- Do rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thụ dinh dưỡng
- Do viêm mi mắt
- Do lạm dụng mỹ phẩm
2. Cách phòng tránh bệnh lẹo mắt
- Không nên thường xuyên dụi mắt, có thể làm lây lan vi khuẩn và gây khó chịu ở mắt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
- Không nên sử dụng chung khăn mặt, khăn lau.
- Sau khi trang điểm vùng mắt cần tẩy trang cẩn thận và sạch sẽ.
- Thay mascara ít nhất 6 tháng 1 lần vì vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong mỹ phẩm để lâu.
- Khi đi ra ngoài hoặc dọn dẹp nhà cửa nên đeo kính để chống bụi và chống nhiễm khuẩn.
- Khi có triệu chứng cần có biện pháp điều trị kịp thời, tránh lây lan.
Bệnh lẹo mắt có thể tự điều trị tại nhà.
3. Cách điều trị bệnh lẹo mắt hiệu quả
Bệnh lẹo mắt nếu không quá nặng hoàn toàn có thể tự điều trị bằng những phương pháp đơn giản:
- Có thể rửa mắt bằng nước muối, sau đó nhỏ thuốc nhỏ mắt
- Dùng kháng sinh dạng mỡ bôi vào vùng bị sưng viêm
- Có thể sử dụng các biện pháp chích lẹo nhưng phải được bác sĩ chỉ định. Với lẹo có kích thước nhỏ nên để tự vỡ, không nên nặn sẽ gây lây lan khó điều trị hơn.
- Sử dụng biện pháp chích huyệt phế du, biện pháp này rất hiệu quả nhưng phải được bác sĩ hay thầy thuốc có nhiều năm kinh nghiệm làm mới chính xác và an toàn.
- Dùng khăn ấm chườm vào vùng lẹo 10 -15 phút/ lần để giảm đau, tiêu sưng.
- Rửa tay sạch sẽ khi bôi thuốc, tránh dụi tay lên mắt.
- Không soi gương, trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt đến khi lẹo khỏi hẳn.
- Nên ăn các thực phẩm mát, dễ tiêu hóa. Hạn chế các thực phẩm nóng, cay, đồ thủy hải sản. Hạn chế các chất kích thích như bia rượu.
- Cần gặp bác sĩ nếu lẹo mắt vẫn sưng to sau vài ngày điều trị để được tư vấn kịp thời.
4. Một số bài thuốc trị bệnh lẹo mắt
- Cho 20g kim ngân hoa, 20g cúc hoa, 20g bồ công anh vào nước đun sôi nhỏ lửa, chắt lấy 1 bát nước. Sau đó đun tiếp lấy bát nước 2, trộn 2 bát chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Dùng một cốc sữa đậu nành đun sôi trộn với 2 thìa canh bột vừng đen, thêm 1 thìa canh mật ong, uống sau bữa sáng. Làm thường xuyên đến khi khỏi hẳn.
5. Các mẹo để tránh bị lẹo mắt
- Không chà mắt của bạn vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
- Bảo vệ mắt bạn khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi bạn đang ở bên ngoài, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ.
- Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.
- Tẩy trang cho mắt sạch sẽ sau khi trang điểm mắt của bạn. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.
- Hãy xử lý với bất kỳ tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng mí mắt kịp thời. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì sự lây nhiễm có thể lây lan sang các tuyến dầu của mí mắt và gây ra một mụt lẹo ở mí mắt.
- Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau, hoặc trang điểm mắt.
- Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụt lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác.