Bệnh lao
Bệnh lao là gì?
Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) tấn công bất cứ phần nào của cơ thể nhưng thông thường nhất là phổi.
BK lan truyền trong không khí từ người này sang người nọ bởi bệnh lao phổi, họng mỗi khi hắt hơi. Những người gần đó hít phải BK sẽ trở nên bị nhiễm lao. Những người bị nhiễm lao không có triệu chứng nào cả, không lây lan nhưng họ có thể mắc bệnh lao vào lúc nào đó trong tương lai. Điều tốt cho mọi người nhiễm lao dù không triệu chứng vẫn nên uống thuốc ngừa để khỏi mắc bệnh lao sau này. Những người mắc bệnh lao phổi có thể chữa khỏi một khi họ chịu đi khám bệnh.
Vi khuẩn lao (BK) lan truyền như thế nào?
BK lan truyền trong không khí từ người này sang người nọ. Khi một người hít phải vi khuẩn lao (BK), chúng sẽ khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản. Từ đấy chúng có thể vào bằng đường máu đến nhiều nơi khác của cơ thể như thận, xương sống, não. Lao phổi, họng có thể lây lan khác với lao thận, xương sống hoàn toàn không lây. Người mắc bệnh lao thường lây cho những người tiếp xúc với họ thường xuyên như trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp.
Nhiễm lao là sao?
Đa số những người hít phải BK đều trở nên nhiễm lao, nhưng cơ thể họ có khả năng chiến đấu chống lại vi khuẩn lao, ngăn chận chúng sinh sản. BK trở nên bất hoạt nhưng vẫn còn sống trong cơ thể và sẽ hoạt động lại sau này. Đó là sự nhiễm lao.
Người bị nhiễm lao hoàn toàn không có triệu chứng nào, không cảm thấy bệnh, không lây cho người khác. Họ thường có phản ứng lao tố dương tính và có thể phát triển thành bệnh lao thật sự nếu không điều trị phòng ngừa. Cần biết có nhiều người nhiễm lao không bao giờ phát triển thành bệnh lao thật sự. Ở những người này, vi khuẩn lao bất hoạt suốt đời không gây ra bệnh. Trái lại những người khác, đặc biệt một khi hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn lao hoạt động gây ra bệnh lao thực sự.
BK hoạt động trở lại nếu hệ miễn dịch không thể ngăn chúng sinh sản. Vi khuẩn lao hoạt động bắt đầu sinh sản trong cơ thể, gây ra bệnh lao thực sự.
Một vài người bị bệnh lao rất sớm, sau khi bị nhiễm lao trước khi hệ miễn dịch của họ có thể chiến đấu chống lại BK. Những người khác bị bệnh lao chậm hơn khi hệ miễn dịch của họ trở nên suy yếu vì một lý do nào đó. Ở trẻ em và người nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch suy yếu. Những người ở trong các tình trạng sau đây đều có hệ miễn dịch kém: tiêm chích ma túy, bệnh tiểu đường, bệnh bụi phổi, ung thư vùng đầu, cổ, ung thư máu, bệnh thận nặng, cơ thể quá gầy, dùng một vài loại thuốc như corticoid, dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép cơ quan.
Nguyên nhân gây bệnh lao
Nguyên nhân bệnh lao phổi là do vi khuẩn gọi là mycobacterium. Người khoẻ mạng bị truyền vi khuẩn lao qua đường hô hấp trong môi trường không khí từ ho hoặc hắt hơi từ phía người nhiễm bệnh
Thời kỳ đầu nhiễm vi khuẩn thông thường không xuất hiện triệu chứng gì cả. Ở Mỹ, hầu hết nhiều người mắc bệnh sẽ hồi phục thời kỳ đầu nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vài trường hợp rủi ro hơn, căn bệnh trở nên bi kịch trong vòng mấy tuần lễ sau khi nhiễm khuẩn thời kỳ đầu, hoặc căn bệnh khiến bệnh nhân nằm nhiều năm.
Nhiều rủi ro của bệnh lao phổi có thể lây lan
- Người cao tuổi.
- Trẻ em.
- Những người cơ quan miễn dịch yếu, chẳng hạn như mắc bệnh AIDS, hoá học trị liệu, hoặc uống thuốc chống lại nôn mửa sau khi cấy cơ quan.
- Người mắc bệnh thường xuyên liên hệ với người khác.
- Sống chung trong môi trường đông đúc hoặc không vệ sinh ở chỗ ở.
- Chế độ ăn uống hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng.
Yếu tố sau đây có thể tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn lao trong công đồng
- Nhiễm bệnh HIV.
- Những cá nhân không nhà ở (môi trường sinh sống tồi tệ hoặc chế độ hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng).
Ở Mỹ, trung bình khoảng 100.000 người có 10 trường hợp bệnh lao phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi đáng kể do khu vực cư trú và tầng lớp kinh tế xã hội:
- Bệnh lao lây lan (ảnh hưởng toàn thân thể)
- Nhiễm khuẩn mycobacterial.
Triệu chứng của bệnh lao
- Ho và sốt nhẹ.
- Mệt mỏi.
- Giảm cân.
- Ho ra máu.
- Sốt và đổ mồ hôi đêm.
- Ho đờm dãi.
- Đau ngực.
- Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ban đêm.
- Thở khò khè.
Chuẩn đoán và xét nghiệm bệnh lao
Khi nào cần thử phản ứng lao tố?
Phản ứng lao tố là phản ứng da giúp biết được có nhiễm lao hay không. Nên thử phản ứng này mỗi khi bạn:
- Có một thời gian tiếp xúc với người bị bệnh lao.
- Có nhiễm HIV, bệnh tiểu đường, hay bệnh nào đó dễ nhiễm lao.
- Có các triệu chứng khiến bạn nghĩ là đã mắc bệnh lao.
- Có tiêm chích ma túy; ở nơi dễ nhiễm bệnh: Đông đúc, chật chội, nhà lụp xụp.
Nhân viên y tế sẽ tiêm cho bạn trong da cánh tay một lượng chất tuberculin nếu là phản ứng Mantoux hay IDR (intradermo reaction). Sau 2-3 ngày, họ sẽ đo kích thước quầng đỏ nơi tiêm. Nếu quầng đỏ này dưới 10mm, coi như IDR âm tính: Bạn không có nhiễm lao. Khi nào quầng đỏ trên 10mm, gọi là IDR dương tính: bạn đã bị nhiễm lao.
Khi bạn có phản ứng IDR(+), BS còn phải làm thêm vài xét nghiệm khác coi bạn có bị bệnh lao không như là chụp phổi, thử đàm tìm BK. Vì BK có thể khu trú ở nơi khác ngoài phổi nữa nên bạn cần thử máu như VS hay vận tốc lắng của máu, nước tiểu và một vài xét nghiệm nữa. Nếu bạn mới tiếp xúc với người bệnh lao, phản ứng này chưa (+), khoảng 2-3 tháng sau bạn nên thử IDR lần nữa. Nếu phản ứng này vẫn (-), chắc chắn bạn không bị lây nhiễm.
Xét nghiệm lao:
- Chụp X-quang ngực.
- Vi trùng đờm dãi.
- Xét nghiệm da.
- Phép soi phế quản.
- Thủ thuật chọc ngực
- Xét nghiệm máu gamma.
- Sinh thiết mô bị nhiễm khuẩn (hiếm).
Cách điều trị bệnh lao
Bệnh lao hiện nay chữa khỏi được bằng thuốc nhưng bạn phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của BS điều trị. Những thuốc thường dùng để trị bệnh lao là: Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin.
Bạn phải dùng nhiều thứ thuốc lao cùng một lúc để diệt vi khuẩn lao hữu hiệu hơn và tránh hiện tượng lờn thuốc. Nếu bạn bị lao phổi, họng nên ở nhà một thời gian nhằm tránh lây lan cho những người khác. Sau khi dùng thuốc được vài tuần lễ, bạn sẽ thấy khá hơn, không còn lây cho những người khác. BS điều trị sẽ cho bạn biết khi nào bạn làm việc lại được. Mắc bệnh lao không có nghĩa là bạn có một cuộc sống bình thường. Khi nào bạn không còn lây và không cảm thấy bệnh nữa. Bạn có thể làm việc lại như trước khi có bệnh.
Những thuốc bạn dùng không ảnh hưởng gì trên sức khỏe, sinh lý hay khả năng làm của bạn. Nếu bạn dùng đúng thuốc như BS đã dặn dò, các thuốc này sẽ giết mọi vi khuẩn lao và tránh được bệnh tái phát.
Tác dụng phụ của thuốc trị lao ra sao?
Thuốc trị bệnh lao tương đối an toàn, thỉnh thoảng có tác dụng phụ, thường nhẹ nhưng đôi lúc khá nhiêm trọng. Cần báo BS ngay mỗi khi bạn có những triệu chứng sau:
- Ắn mất ngon, mữa, vàng da mắt, sốt kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng.
- Tê ngón tay, chân, nổi mẫn, da dễ bầm, đau khớp, chóng mặt, tê xung quang miệng, mắt mờ ù tai...
Nhưng tác dụng phụ sau đây được coi là nhẹ nên bạn tiếp tục uống thuốc điều trị:
- Rifampin sẽ làm nước tiểu, nước miếng, nước mắt vàng, tốt nhất là bạn không nên mang kính sát tròng khi dùng thuốc này.
- Rifampin làm da bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng: nên mặc áo che các vùng da ra phơi nắng.
- Rifampin còn làm thuốc ngừa thai uống, cấy ít hiệu quả. Bạn nên thay đổi cách ngừa thai khác.
Tại sao bạn phải uống thuốc đều đặn?
Vi khuẩn lao bị thuốc tiêu diệt rất chậm. Cần ít nhất 6 tháng hay hơn nữa mới diệt hết mọi vi khuẩn. Bạn sẽ khỏe lại sau vài tuần lễ điều trị nhưng vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong cơ thể bạn. Bạn vẫn phái uống thuốc tiếp tục đến khi mọi vi khuẩn lao bị tiêu diệt dù bạn có khỏe ra, không còn triệu chứng nào của bệnh lao.
Nếu bạn không tiếp tục dùng thuốc sau khi vừa mới khỏe và không uống thuốc đều đặn rất nguy hiểm. Vi khuẩn sẽ phát triển trở lại và bệnh lao của bạn lâu dài thêm nữa. Lúc ấy, các vi khuẩn trở nên đề kháng với mọi thuốc dùng. Bạn phải dùng đến các thuốc mới, dài lâu hơn và thuốc này rất nhiều tác dụng phụ thật nghiêm trọng. Nếu bệnh nhiễm lao trở lại, bạn còn có thể lan truyền vi khuẩn lao cho gia đình, bè bạn hay bất cứ ai đến gần bạn.
Làm sao nhớ uống thuốc nhiều?
Phương pháp tốt nhất giúp bạn khỏi bệnh là uống thuốc đúng như lời dặn của BS điều trị. Điều này thật không dễ tí nào nhất là khi phải dùng thuốc lâu dài: 6 tháng hay lâu hơn nữa. Sau đây, là một vài cách hữu hiệu giúp bạn nhớ uống thuốc:
- Tham gia vào chương trình điều trị có quan sát trực tiếp ở các cơ sở y tế.
- Dùng thuốc vào thời gian cố định mỗi ngày như uống thuốc trước khi ăn điểm tâm, sau khi đánh răng hay trước khi uống cà phê sáng.
- Yêu cầu người nhà hoặc bạn bè nhớ nhắc bạn uống thuốc.
- Dánh dấu hàng ngày vào lịch mỗi khi bạn uống thuốc.
- Đặt thuốc vào một chai thuốc để dùng cho một tuần. Giữ chai ấy ở đầu giường hay trong túi của bạn.
- Nên nhớ đặt các thuốc trị lao xa tầm tay với đến của các trẻ trong nhà.
Làm sao giữ không lan truyền vi khuẩn lao?
Cách tốt nhất là nên uống thuốc đều đặn đúng theo lời dặn của BS điều trị. Cần nhớ tái khám đều đặn để BS biết điều trị bệnh của bạn có hiệu quả không? Bạn có thể phải chụp hình thay thử đàm lại sau một thời gian điều trị. Điều này giúp bạn biết còn lây cho mọi người khác. Nếu bạn bị bệnh nặng, nên vào viện điều trị một thời gian để tránh lây lan cho người khác.
Một khi bạn có vi khuẩn lao trong đờm, những điều dưới đây giúp bạn tự bảo vệ và tránh lây lan cho người khác:
- Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc đều đặn.
- Luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Bỏ những khắn ấy vào mộu túi nilông và cho vào thùng rác.
- Không làm việc hay học. Nên sống cách ly một thời gian , ngủ ở phòng riêng xa với những người thân trong gia đình.
- Để phòng thoáng khí: mở của sổ khi bên ngoài không quá lạnh. Vi khuẩn dễ lây truyền ở những nơi ẩm thấp, chật chội, tối tăm.
Cần biết là vi khuẩn lao lan trong không khí nên không bị lây khi bắt tay, ngồi chung toilet. Khi dùng thuốc được 2-3 tuần, bạn sẽ không còn lây lan, với sự đồng ý của BS bạn có thể tiếp tục cuộc sống thường nhật. Những người sống quanh bạn như gia đình, bè bạn thân thiết, hay công nhân làm chung cũng đi thử IDR cho họ để biết nhiễm lao không. Bệnh lao đặc biệt thật nguy hiểm cho trẻ em và người nhiễm HIV.
Thế nào là bệnh lao đa kháng thuốc?
Khi người bệnh lao không dùng thuốc theo như hướng dẫn, vi khuẩn lao sẽ trở nên đề kháng và thuốc điều trị không còn hiệu quả nữa.
Đề kháng thường gặp ở những người tiếp xúc với người bệnh lao đề kháng thuốc, không dùng đều đặn, không dùng mọi thuốc theo hướng dẫn, bị bệnh lao tái phát. Đôi khi vi khuẩn còn đề kháng nhiều loại thuốc, đấy là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Những người nyà phải dùng đến những thuốc mới đặc biệt có nhiều tác dụng phụ, thật khó chịu. Những người có tiếc xúc với người bệnh lao đa kháng, có thể lây nhiễm các vi khuẩn lao đa kháng. Nếu họ có phản ứng lao dương tính phải điều trị phòng ngừa ngay, nhất là trẻ em hay người nhiễm HIV.