Tại sao lại không nên nặn mụn trứng cá
BS. Phạm Thị Hương – Chuyên Khoa Da liễu cho biết, trứng cá là do tăng và ứ đọng tuyến bã. Tuyến bã bao gồm các acid béo là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nên trứng cá dễ bị nhiễm.
Nặn trứng cá gây hại cho da mặt. Ảnh minh họa.
Các loại trứng cá
- Loại thông thường: Trước tiên là tăng tuyến bã nhờn ở da, sau đó xuất hiện nhân trứng cá, cá sẩn mủ, mụn mủ, bọc đầu trắng, đầu đen, thương tổn thường thấy ở mặt, ngực, phần trên của lưng.
- Trứng cá bọc: Thương tổn là các kyste (nang) sẫm màu ở dưới da, so với trứng cá thông thường thì loại này nặng hơn.
- Trứng cá mạch lươn: Đây là thể nặng nhất của trứng cá, tiến triển mãn tính kéo dài nhiều năm sau tuổi dậy thì.
- Trứng cá tuổi trung niên: Biểu hiện là các sẩn mủ ở má, cằm. Nguyên nhân thì rất phức tạp, có thể do hocmone, thuốc, ánh nắng,….
Các yếu tố ảnh hưởng
- Gia đình: trứng cá có thể là do di truyền
- Ánh nắng
- Căng thẳng (stress)
- Do thuốc, đặc biệt là cortisone dạng bôi hoặc uống, vitamin b12, thuốc chống lao
- Mỹ phẩm: Nhất là loại cream trên da mặt, vì các loại cream này làm bít tắc các nang lông.
- Các loại sữa rửa mặt có tính kiềm cao
- Các hocmone androgene và các loại thuốc tránh thai làm da tăng tiết bã nhờn cũng có thể là nguyên nhân của trứng cá.
Những điều ngộ nhận về trứng cá và lời khuyên của bác sỹ trong việc phòng tránh bệnh trứng cá.
Trứng cá qua tuổi dậy thì sẽ hết, điều đó chỉ đúng với một số trường hợp, và dù có hết thì cũng để lại sẹo, phần lớn là bị viêm nhiễm và để lại sẹo lõm ở trên da mà điều đó thì rất khó giải quyết. Người ta có thể dùng laze CO2 hoặc siêu mài mòn với mục đích làm phẳng các sẹo, tuy nhiên dễ đưa đến sạm da nhất là ở những vùng nhiều nắng.
Trứng cá do ăn quá nhiều chất nóng như: tiêu, ớt, sô-cô-la, bơ, sữa, …
Cho đến nay các nghiên cứu cho thấy thức ăn không hề làm tăng hay giảm trứng cá. Cũng như trứng cá không phải là bệnh của gan “nóng”, bệnh này không cần phải ăn kiếng bất cứ thứ gì.
Có nên nặn nhân trứng cá hay không?
Có thể trong một vài trường hợp, nhưng phần lớn thì không vì điều này có thể gây ra nhiễm trùng. Nói chung nên hiểu trứng cá là một loại bệnh hơn là một hệ quả do những thay đổi tự nhiên của sinh lý. Bạn nên tư vấn với bác sỹ hơn là tự động điều trị. Tùy từng loại trứng cá mà người ta có những phương pháp điều trị khác nhau.
Lý do không nên nặn mụn trứng cá:
- Gây nhiễm trùng: Bàn tay chúng ta có chứa rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, việc nặn cậy mụn bọc sẽ truyền vi khuẩn từ tay sang da, làm cho mụn bùng phát trên diện rộng với quy mô và nguy hiểm hơn ban đầu đó. Khi nặn mụn trứng cá, các chất còn lại trong mụn trên da sẽ khiến bề mặt da của bạn bị tổn thương và có thể có những tác dụng có hại cho lỗ chân lông trên da bạn. T rong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng da sẽ là hậu quả trực tiếp khi bạn cố nặn mụn trứng cá.
- Mụn trứng cá phát triển nhiều thêm: K hi bạn nặn mụn trứng cá do thực tế việc nặn mụn có thể đóng góp vào sự lây lan của mụn trên da mặt bạn.
- Hại thần kinh: Một trong những lý do chính ngăn cản bạn nặn mụn trứng cá hay mụn cám ở vùng cánh mũi là sự đau đớn mà bạn phải chịu đựng. Mụn trứng cá có thể mọc ở những chỗ rất nhạy cảm, nhiều dây thần kinh hoặc ở những vị trí khó nặn, nếu bạn cố gắng nặn có thể phải chịu những cơn đau đớn và ảnh hưởng đến thần kinh.