Cách xử lý khi gặp người thô lỗ
Trước tiên hãy điểm qua một vài cách đối phó SAI mà nhiều người thường mắc phải:
1. Hành động đáp trả theo cách mà họ đã làm
Theo tâm lí thông thường, khi bị tổn thương, bạn sẽ muốn đối phương phải hứng chịu chính xác những gì bạn đã phải chịu đựng. Nhưng, bạn không thể dập lửa bằng cách tạt thêm dầu. Đối với những người thô lỗ, ngang tàng, bạn nên “bước lên trên họ một bước”, tức bỏ qua tức giận và chọn hành động đáp trả phù hợp.
2. Lời khen đay nghiến
Lời khen đay nghiến là nước đi cuối cùng bạn tung ra khi cạn kiệt lí lẽ với kẻ không bao giờ dùng lí lẽ. Và vì họ không thường sử dụng lí lẽ, chỉ muốn “hạ gục” bạn nên lời đay nghiến thốt lên chỉ khiến họ thêm đắc ý và đạt được mục tiêu.
3. Rơi vào tranh cãi
Tranh cãi là mong muốn và biệt tài của người thô lỗ khi họ tiếp xúc đối thoại với ta đó. và ta chỉ là kẻ nghiệp dư trong cuộc đua này. Tranh cãi là điều xấu tối kị trong trường hợp này vì nó khiến ta nằm lọt thỏm trong tầm tay của người thô lỗ – kẻ thích cãi nhau chuyên nghiệp.
4. Ép họ thay đổi
Cố gắng nói lí lẽ rằng “Anh làm thế này là sai” là không thích hợp vì cái tôi của kẻ thô lỗ là rất cao. Vì thế, họ luôn sẵn sàng hạ thấp người khác xuống 1=một cách mạnh bạo để tôn mình lên. Ép họ thay đổi cũng như cách nói cái tôi của họ hoàn toàn sai. Dù rằng ta muốn họ thay đổi cách sống, hãy lựa chọn “một con đường vòng” thích hợp hơn.
Dưới đây là một vài chiêu ĐÚNG, khá phù hợp mà bạn nên chọn:
1. Kiên nhẫn
Tất nhiên, kiềm chế bản thân khỏi những bốc đồng ban đầu là điều cần thiết nếu bạn muốn duy trì đối thoại với người chẳng coi mình ra gì. Bạn cần hiểu và có niềm tin rằng, đây chỉ là thói quen và giải pháp duy nhất của họ khi gặp bất đồng. Hành vi tự vệ quá đáng có thể là do họ cảm thấy bạn là một mối đe dọa.
Kiên nhẫn, nhẫn nại trò chuyện để họ thấy rằng bạn là một người chỉ muốn quan tâm đến họ và mục đích của cuộc đối thoại sẽ giúp người thô lỗ bình tĩnh hơn và nhận ra thiện chí của bạn.
2. Khách quan phân tích hành động thô lỗ
Suy nghĩ xem có phải là họ hay do lỗi của chính bạn là nguyên nhân của sự thô lỗ này. Có thể họ đang gặp những chuyện không hay nên ảnh hưởng không tốt đến tâm lí, hay bạn đã vô tình có lỗi mà không nhận ra. Nếu do họ, bình tĩnh xử lí những bước tiếp theo, nếu do bạn thì bạn nên hòa giải ngay những khúc mắc đó.
3. Mỉm cười và thân thiện
Không gì có thể làm nhẹ tênh bầu không khí căng thẳng, nặng nề bằng nụ cười thân thiện. Nụ cười ấy khẳng định sự cự tuyệt hung hăng, thô lỗ và thiện chí giải quyết vấn đề trong êm đềm. Và nụ cười cũng rất dễ lan tỏa, làm nhẹ đi sự cục cằn, khó chịu.
4. Yêu cầu giúp đỡ họ
Hành động thô lỗ, bảo vệ bản thân quá mức thường xuất phát từ tổn thương tâm lí trong quá khứ. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, con người khi sinh ra đều tốt và tình trạng hiện tại của người thô lỗ chắc hẳn là điều không ai mong muốn.
Bạn nên mở lòng hơn, bỏ qua những phản ứng tiêu cực mà không mong muốn nhận. Tổn thương tinh thần không những có thể được chữa lành nhờ tinh thần mà còn bằng hành động – yêu thương, tận tình giúp họ giải quyết vấn đề.