Logo Bài Thuốc Quý

Bị ong đốt: Những nguy hiểm và cách xử lý

12/08/2020 · Kinh nghiệm
Mùa hè tại các vùng núi có rất nhiều ong, một số loại đặc biệt nguy hiểm. Nếu bị đốt nhiều có thể sẽ tử vong.

Hằng năm vào mùa hè số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong. Ngoài ra, do trẻ em được nghỉ học đi chơi thường hay chọc phá tổ ong và bị ong đốt. Thông thường, ong đốt không gây nguy hiểm, nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Các loại ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong vùng rừng núi rất độc và nguy hiểm.

Ong mật đốt

Ong mật đốt thường sẽ để lại ngòi trên da.

Xử lý nọc độc của ong

Thành phần chính của nọc độc gây đau và ngứa ở người gồm: melittin; histamine và các amin sinh học khác.

Nọc độc của ong có tính axit. Cho nên những sản phẩm chứa chất kiềm thường được khuyến nghị để vô hiệu hóa nọc độc như:

  • Muối
  • Baking soda
  • Giấm
  • Kem đánh răng
  • Đất sét
  • Tỏi
  • Hành tây
  • Aspirin.
  • Amoniac: như các chất tẩy rửa, thường được đề xuất là cách làm sạch da ngay lập tức và loại bỏ nọc độc dư thừa
  • Mồ hôi (cũng chứa một lượng nhỏ amoniac) có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Tuy nhiên, vài trường hợp việc vô hiệu hóa vết chích không có hiệu quả. Vì nọc độc được tiêm dưới da và sâu vào các mô, nơi mà chất kiềm bôi tại chỗ không thể đạt được quá trình trung hòa.

Triệu chứng sau khi bị ong đốt

Hầu như luôn có phản ứng cục bộ như: đỏ, sưng, ngứa và đau sau bị ong đốt.

  • Đau: Các vết chích có thể đau trong vài giờ
  • Sưng và ngứa: có thể kéo dài trong một tuần. Cần giữ vùng bị chích không trầy xước vì nó sẽ chỉ làm tăng ngứa và sưng. Nếu sưng kéo dài hơn một tuần hoặc có diện tích lớn hơn 7-10 cm, bạn cần được chăm sóc y tế.
  • Khoảng 2% dân số, một quá mẫn cảm có thể phát triển sau khi bị chích, tạo ra một phản ứng nghiêm trọng hơn khi bị đốt lại sau đó. Sự nhạy cảm này có thể xảy ra sau một lần chích hoặc sau một loạt vết chích nơi chúng phản ứng bình thường. Một người bị dị ứng cao có thể bị sốc phản vệ từ một số protein trong nọc độc, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.

Cách xử lý khi bị ong đốt

Chúng ta thường bị đốt bởi ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng. Trong đó chỉ có ong mật là để lại ngòi ong sau khi chích.

  • Khi bị ong đốt cần nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
  • Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
  • Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
  • Uống nhiều nước để loại thải các độc tố.
  • Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sơ cứu tại chỗ khi bị ong đốt:

  • Đối với ong mật chích, bước đầu tiên cần loại bỏ ngòi càng nhanh càng tốt.. Càng để lâu, nó sẽ giải phóng nhiều nọc độc và gây đau đớn hơn cho bệnh nhân. Cần lấy bỏ ngòi cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi.
  • Rửa sạch vết thương bằng nước, xà phòng
  • Đắp miếng gạc ẩm, lạnh hoặc quấn đá lạnh vào khăn sạch rồi chườm lên vết đốt để giảm đau và sưng.
  • Thoa các sản phẩm chứa chất kiềm như: Muối, baking soda, giấm, kem đánh răng, tỏi, hành tây, tinh dầu oải hương, aspirine lên vết đốt.

Điều trị thuốc:

  • Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau khi cần thiết. Một loại thuốc gây tê tại chỗ có chứa benzocaine sẽ tiêu diệt cơn đau nhanh chóng
  • Ngứa và sưng có thể được giảm bớt bằng thuốc kháng histamine hoặc kem steroid, tinh dầu bạc hà
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng với nọc độc trước đó. Bạn cần uống một loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine hoặc loratadine càng sớm càng tốt. Các thuốc này thể làm chậm phản ứng phản vệ, nhưng sẽ không đảo ngược nó. Nếu bạn được kê toa epinephrine dưới dạng EpiPen tự tiêm luôn mang theo trong người và sử dụng theo chỉ dẫn.
  • Nếu đã hơn 10 năm kể từ lần chích ngừa uốn ván cuối cùng của bạn. Bạn hãy tiêm thuốc trong vòng vài ngày tới
  • Uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát

Cần gặp bác sĩ khi nào?

Khi có các dấu hiệu của phản ứng phản vệ sau:

  • Phản ứng da như nổi mày đay, đỏ bừng, ngứa khắp cơ thể
  • Sưng môi, lưỡi, mặt, họng
  • Khó thở hay khò khè
  • Da tái nhợt, Chóng mặt, choáng váng, hoặc tụt huyết áp
  • Mạch nhanh, yếu
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Bên cạnh đó, bạn nên đến cơ sở y tế trong các trường hợp sau:

  • Bị ong đốt nhiều hơn 10 vết, nhưng không có bằng chứng về phản ứng dị ứng,. Khi đó, bạn cần được theo dõi kéo dài ở bệnh viện để phát hiện và xử trí biến chứng kịp thời. Vì ngay cả những người ít dị ứng nhất cũng sẽ gặp rắc rối khi được cung cấp đủ nọc ong
  • Khi bị chích bên trong miệng hoặc cổ họng, bạn cũng nên tới cơ sở y tế để theo dõi can thiệp kịp thời

Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm

 Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau:
  • Số lượng vết đốt nhiều (từ 10 nốt trở lên). 
  • Bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong rừng đốt.
  • Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt). 
  • Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, đái ít, vàng mắt, vàng da,… 

Cách phòng tránh ong đốt

Tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.
  • Không chọc phá tổ ong (nhất là trẻ em hay tò mò, nghịch ngợm). 
  • Ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà, dưới mái nhà, do đó không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.
  • Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa). Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ.
  • Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. 
  • Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. 
  • Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
Thân Thiện