Các bài thuốc dân gian chữa nhiệt miệng, lở miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng, lở miệng
Trước tiên chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây nhiệt miệng lở miệng là do đâu để có thể phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tận gốc không tái phát lại. Các yếu tố mà bạn nên cảnh giác như:
– Nhiệt miệng lở miệng do gan: Chức năng gan suy giảm vì bệnh ở gan như nóng gan, gan nhiễm độc do rượu, viêm gan, xơ gan…làm độc tố không được đào thải ra ngoài, những chất độc được tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc miệng, khi hàm lượng chất độc lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết lở miệng. Đây được xem là nguyên nhân chính chiếm tới 80% nguyên nhân bị lở miệng.
– Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ thống miễn dịch suy giảm là các tác nhân bên ngoài dễ tấn công gây nên tổn thương tại niêm mạc miệng. Để khắc phục tình trạng này người ta thường bổ xung nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng giúp bệnh khỏi nhanh hơn hẳn.
– Rối loạn nội tiết: Đây cũng là một trong những tác nhân dễ gây nên bệnh nhiệt miệng lở miệng, thường xuất hiện ở những phụ nữ mang thai và sinh con, trẻ sau dậy thì,….
Dấu hiệu phát hiện nhiệt miệng
Không khó để phát hiện bệnh lở miệng vì bệnh gần như biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác đau một vùng niêm mạc miệng như lợi, lưỡi…quan sát tại vùng bị đau thấy có đốm trắng to khoảng 1-2 mm, đốm trắng to dần nếu như vệ sinh răng miệng không đúng cách thì vết lở loét càng lớn hơn. Vết loét làm cản trở việc ăn uống gây sót đau khi ăn, tình trạng này nếu như không điều trị sớm thì thường kéo dài 10-15 thì lại tái diễn tiếp tục nếu như không tìm ra nguyên nhân gây lở miệng.
Viêm loét miệng.
Các bài thuốc chữa nhiệt miệng
Bài 1
Rễ cây hoa tường vi 50 - 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài 2
Hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100ml nước, ngậm vài lần trong ngày.
Bài 3
Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.
Bài 4
Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 - 6 lần trong ngày.
Bài 5
Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
Bài 6
Ngũ bội tử 10g, minh phàn 10g, băng phiến 3g, tất cả tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần dùng tăm bông ướt lấy một ít bột thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
Bài 7
Hoàng liên 10g, đại hoàng 10g, thanh đại 30g, xạ hương 1g, tất cả tán thành bột thật mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một ít thuốc chấm vào vết loét, mỗi ngày 2 lần.
Bài 8
Lá non nữ trinh tử (cây xấu hổ) 10g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, bôi vào vết loét nhiều lần trong ngày.
Hồng táo 25g, hành củ (còn cả rễ) 5 củ, sắc kỹ lấy nước hòa thêm 0,9g băng phiến, dùng làm thuốc bôi vết loét 2 lần trong ngày.
Bài 9
Nghệ vàng 8g, băng phiến 3g, nhi trà 7g, mật gấu khô 0,5g, sấy khô tán bột, trộn đều, dùng làm thuốc bôi 2 lần trong ngày.
Bài 10
Hoàng liên và can khương lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, chấm vết loét 3 lần trong ngày.
Lưu ý cho người bị nhiệt miệng
Ngoài việc sử dụng các cách chữa nhiệt miệng lở miệng tại nhà ở trên ra thì bạn cũng nên lưu ý thêm tới chế độ sinh hoạt đúng cách giúp loại bỏ nhiệt miệng nhanh như:
– Bổ xung vitamin và khoáng chất: Bạn nên bổ xung vitamin C, B1, B2, A và kẽm để giúp tái tạo niêm mạc nhanh hơn.
– Nên súc miệng bằng nước muối: Bạn nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để khử khuẩn trong miệng, nhất là vào buổi tối trước khi ngủ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
– Hạn chế uống rượu, chất kích thích: Rượu và các loại đồ uống có ga nên hạn chế sử dụng khi bị lở miệng vì những loại đồ uống này thường gây tổn thương làm loét vết thương hơn.
– Tránh ăn thực phẩm dễ bị kích ứng như hạt tiêu, ớt, gừng….