Logo Bài Thuốc Quý

Bài thuốc từ quả bí đao (bí xanh)

28/06/2020 · Bài thuốc
Bí đao hay còn gọi là Bí xanh, là loại quả có tính hàn. Tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Bí đao là món canh mát bổ mùa hè oi nóng.

Quả bí đao

Tên gọi: Bí xanh, bí phấn, bí dài, bí chanh, bí đá, bí gối, bù rợ, đông qua…

Tên khoa học: Benincasa hispida

Họ: Bầu bí: Cucurbitaceae)

Mô tả:

Là dạng dây leo dài bằng tua cuốn, nhiều lông phủ và lá hình tim xẻ thùy chân vịt, hai mặt đều có lông cứng. Hoa bí đao có màu vàng. Quả bí đao hình thuôn dài, lúc nhỏ có các công cứng và có lớp phấn sáp phủ bên ngoài khi già. Quả bí đao có nhiều hạt hình dẹt, nhìn như hạt bí rợ hoặc dưa hấu nhưng nhỏ, nhám và dẹp hơn nhiều, có màu vàng nhạt.

Mặc dù ngọn bí đao ăn được nhưng không ngon bằng ngọn bầu, ngọn mướp hay ngọn bí rợ nên hầu như quả bí đao là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Các cách chế biến thường thấy là nấu canh, xào, hấp, kho, làm mứt bí, làm hạt lựu giả (thịt quả thật già xắt hình thoi, trộn với bột, phẩm màu và nấu chín).

Tính vị, công dụng của quả bí đao

Thịt quả: Theo y học cổ truyền, bí đao có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, giúp giảm mụn sưng và điều trị phù thũng.  Hải thượng y tông tâm tĩnh – công trình chứa đựng tâm huyết về ngành y của Lê Hữu Trác cũng nhấn mạnh những công dụng này của bí đao:

Đông qua tục gọi là quả bí (tức bí Đao)

Tính vị cam hàn, không độc khí

Giải khát, thanh tâm lui nhiệt phiền

Tiêu ung thũng trướng và lợi thủy”.

Cách dùng: Mỗi ngày nấu ăn (hoặc sắc lấy nước uống) khoảng 30 – 40 g quả bí đao tươi.

Quả bí đao
Quả bí đao có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc.

Bài thuốc chữa bệnh từ bí đao

1.Bí đao chữ bệnh tiểu đường

Tiểu đường do nhiệt tích từ lâu

dùng bí đao gọt vỏ, ăn 200-300g /ngày, dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền min, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.

Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều

Dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.

Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ: dùng lá bí đao 30-40g sắc uống.

Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước

Bí đao bọc đất dày 10cm, nướng cho chín rồi ép lấy nước uống

Chữa trai gái bạch trọc, khí hư bạch đới, kinh tâm có nhiệt, đái buốt, đái rắt

Hạt bí đao 20g nghiền nhỏ, uống lúc đói với nước cơm, ngày 2 lần.

Làm lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt chữa các chứng thuỷ thũng, sưng đỏ

Dùng vỏ quả bí đao 15-20g, sắc uống.

2. Trị mụn nhọt, sang lở

Chữa nhọt lớn ở lưng: cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó thối thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

Nếu ung nhọt ở trong

Dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.

Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày

Dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1-2 lần, trong 3-5 ngày. Nếu lở ngứa, lồi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.

Điều trị ngộ độc thực phẩm nhẹ

Dùng nước cốt bí đao uống.

Làm đẹp da, giữ dáng dùng 1 trong 2 bài thuốc sau

Bài 1: Hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày 2 lần, vào lúc đói.

Bài 2: Hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn da trắng gia thêm hạt bí đao, muốn da hồng hào hơn gia thêm đào hoa.

Thân Thiện