Thiếu ngủ là nguyên nhân gây béo phì
Cụ thể, một đêm thiếu ngủ khiến con người có xu hướng ăn những thức ăn nhanh như bánh rán, pizza hơn là ngũ cốc và rau xanh.
Nghiên cứu tại trường đại học California, Berkeley, đã tập trung giám sát những vùng vỏ não chịu trách nhiệm điều khiển việc lựa chọn thực phẩm và tìm ra mối liên hệ mới giữa thiếu ngủ và bệnh béo phì.
Bằng công nghệ chụp cộng hưởng (fMRI), các nhà nghiên cứu đã quét vỏ não của 23 thanh niên khỏe mạnh sau một đêm ngủ đủ giấc và một đêm thiếu ngủ.
Kết quả, trong khi hoạt động ngủ bị suy yếu ở thùy trán, nơi phụ trách đưa ra những quyết định phức tạp, thì ở sâu trong trung tâm nơi phản ứng với những “phần thưởng” lại hoạt động mạnh. Đó là lý do những người tham gia có xu hướng…tự thưởng đồ ăn nhanh và ăn vặt khi họ bị mất ngủ.
“Những gì chúng tôi vừa khám phá ra đó là sự suy yếu của vùng vỏ não cấp cao chịu trách nhiệm đưa ra những phát xét và quyết định phức tạp khi mất ngủ, trong khi các cấu trúc não cơ bản kiểm soát động lực và nhu cầu lại tăng cao,” giáo sư Matthew Walker, chuyên gia về khoa học thần kinh và tâm lý học tại Đại học California, Berkeley phát biểu.
“Thực phẩm nhiều calo đã trở thành một nhu cầu nổi bật khi các ứng viên bị tước đoạt giấc ngủ”
Sự thay đổi của vùng vỏ não điều khiển hoạt đông và đưa ra quyết định có thể giải thích nguyên nhân tại sao những người ngủ ít thường có xu hướng thừa cân hoặc béo phì.
Những nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa thiếu ngủ và nhu cầu, đặc biệt là đồ ngọt, nhưng phát hiện mới nhất đã chỉ ra cơ chế thần kinh cụ thể giải thích tại sao lựa chọn thực phẩm có xu hướng tệ đi khi con người bị mất ngủ.
“Kết quả này đã làm sáng tỏ cách thức bộ não trở nên suy yếu khi bị tước đoạt giấc ngủ, từ đó dẫn đến lựa chọn những thực phẩm thiếu lành mạnh, cuối cùng, tỉ lệ béo phì tăng cao,” nghiên cứu sinh Stephanie Greer thuộc phòng thí nghiệm giấc ngủ và thần kinh của giáo sư Walker, nói.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu đã đo mức độ hoạt động của vỏ não các ứng viên trước một loạt 80 hình ảnh thực phẩm có mức độ calo khác nhau, lành mạnh và không lành mạnh, từ đó đo mức độ “thèm muốn” đối với từng loại.
Ở khía cạnh tích cực, giáo sư Walker cho rằng phát hiện mới này chứng minh “ngủ đủ giấc là một trong những nhân tố có thể giúp thúc đẩy việc kiểm soát trọng lượng cơ thể thông qua cơ chế chi phối việc lựa chọn thực phẩm”.