Các hợp chất trong son dưỡng môi cần tránh khi mua
Có hàng triệu sản phẩm son dưỡng trên thị trường hiện nay quảng cáo rằng chúng sẽ giúp đôi môi của bạn thoát khỏi tình trạng bị khô, nứt nẻ ngay lập tức, nhưng thật là khó khăn cho chúng ta khi mà chúng ta phải đứng giữa quá nhiều sự lựa chọn khi vào một quầy mỹ phẩm. Trong khi một số loại son dưỡng có hương vị trái cây luôn làm bạn thấy thích thú thì chính một số các thành phần không cần thiết có trong các loại son dưỡng đó có thể làm đôi môi của bạn bị nứt nẻ nhiều hơn.
Khi mua một thỏi son dưỡng thì thành phần bạn cần chú ý xem trong các thỏi son chính là chất dưỡng ẩm, các thành phần giúp môi được mềm mịn lâu và SPF, Diane Madfes… để bảo vệ đôi môi mình tốt hơn, một phát ngôn viên của Học viện Da liễu Mỹ nói.
Cô nói thêm: “Mọi người thường quên không bôi kem chống nắng lên môi. Nếu son dưỡng môi của bạn không bao gồm SPF thì mọi người nên bôi son dưỡng ẩm trước rồi bôi một lớp kem chống nắng lên trên để bảo vệ môi dưới ánh nắng mặt trời”.
Để tránh không bị khô môi, môi nứt nẻ, đặc biệt là vào mùa đông, bạn hãy kiểm tra các thành phần của các loại son dưỡng mình đang dùng xem có các hợp chất không nên có này không nhé.
Chất tạo mùi thơm
Theo Madfes, khá nhiều người hay bị dị ứng khi sử dụng các loại son dưỡng môi có mùi thơm”. Các hợp chất liên quan tới quế thường được sử dụng để tạo mùi thơm cho son dưỡng môi vì nó có mùi dễ chịu và có khả năng bảo vệ môi dưới ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy mà các son dưỡng môi chứa các hợp chất liên quan tới quế thường là một trong số những thủ phạm phổ biến nhất khiến mọi người hay bị dị ứng.
Phenol hoặc tinh dầu bạc hà
Mặc dù những thành phần này có thể khiến môi của bạn có cảm giác mát lạnh ngay lập tức nhưng Lauren E. Ploch, một thành viên của Học viện Da liễu Mỹ nói: “Tôi khuyên bạn nên tránh những thỏi son dưỡng môi có thành phần chứa phenol hoặc tinh dầu bạc hà bởi vì chúng có thể khiến bạn có cảm giác khó chịu và có thể làm cho đôi môi của bạn thêm nhạy cảm hơn”.
Một khi đôi môi trở nên nhạy cảm, nó sẽ dễ bị nứt nẻ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác.
Vitamin E
Theo đánh giá của một phòng khám ở Mỹ trong vòng 20 năm thì số bệnh nhân bị dị ứng do bôi son dưỡng môi có chứa vitamin E là việc cực hiếm, tuy nhiên những trường hợp như vậy cũng không hẳn là không có.
Chính vì vậy mà Madfes luôn khuyên bệnh nhân của mình rằng: “Đề phòng còn hơn chữa. Bôi vitamin E không phải là điều mà tôi thường khuyên mọi người. Thay vì sử dụng son dưỡng chứa vitamin E thì tốt hơn hết mọi người nên tìm các loại son dưỡng có chứa sáp ong, vừa giữ đôi môi luôn được mềm mại, không bị khô mà lại còn không có nguy cơ gây kích ứng”.