Thói quen xấu có thể gây ung thư cho bé
Thói quen bật đèn ngủ quá sáng cho trẻ không chỉ khiến hệ miễn dịch của con yếu hơn so với những trẻ ngủ hoàn toàn trong bóng đêm mà còn khiến con gặp nhiều tác hại khó ngờ khác.
Bật đèn cho con khi ngủ gây hại khôn lường cho bé.
Tác hại của thói quen để đèn cho bé khi ngủ
Trẻ có thể bị ung thư hoặc trầm cảm
Theo tiến sĩ Joyce Walsleben, phó giáo sư ĐH Y khoa New York, ngủ dưới ánh sáng đèn quá sáng, cơ thể sẽ bị lẫn lộn giữa ban ngày và ban đêm và không sản sinh ra chất gây buồn ngủ tự nhiên. Điều này khiến cơ thể bé không được thư giãn hoàn toàn và dễ dàng dẫn tới trầm cảm hoặc nguy cơ bị ung thư cao.
Trẻ bị béo phì
Ngủ dưới ánh sáng đèn cũng là nguyên nhân gây béo phì ở trẻ mà không phải mẹ nào cũng biết. Một nghiên cứu ở đại học Ohio Mỹ, ánh đèn ảnh hưởng tới cân nặng và gây ra mức chênh lệch về lượng đường trong cơ thể (nguyên nhân gây béo phì) trẻ.
Trẻ khó ngủ
Trong môi trường ánh sáng, cơ thể trẻ không tiết chế ra được melatonin – một chất tự nhiên gây buồn ngủ. Đó lý do trẻ thường xuyên bị mất ngủ hoặc khó ngủ nếu mẹ bật đèn suốt đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Những thói quen nguy hại khác
Ru con bằng cách rung lắc
Rất nhiều nghiên cứu khoa học về trẻ em đã kết luận từ nhiều năm nay rằng trẻ em dưới 2 tuổi tuyệt đối không được rung lắc. Điều này đặc biệt nguy hiểm với bộ não của bé. Thời điểm này, cổ của bé rất yếu, não bộ chưa hoàn thiện và còn mềm, nếu mẹ rung lắc bé nhiều sẽ dẫn đến chấn thương não do các mạch máu nhỏ bị rách,chảy máu và gây thương não nghiêm trọng, chưa kể kéo theo bệnh khác như lồng ruột, nguy hiểm vô cùng mẹ nhé.
Ủ ấm và chườm lạnh con khi bị sốt
Khi thân nhiệt của bé đang tăng cao, nhiều mẹ lại mắc sai lầm khi ủ ấm cơ thể con thay vì mặc quần áo thoáng mát cho dễ hạ nhiệt. Ủ ấm khiến thân nhiệt trẻ càng tăng, dễ gay sốt cao hơn dẫn đến co giật. Ngược lại lại có mẹ chườm lạnh, chườm đá cho con. Thực chất việc này không giúp cơ thể bé hạ nhiệt mà có thể gây co mạch khiến nhiệt càng thoát ra khó hơn.
Không đánh tưa lưỡi cho trẻ
Nhiều bác sỹ nhi khoa khuyên rằng ngay từ khi mới sinh mẹ nên tập một thói quen đánh tưa lưỡi cho con. Đây là một thói quen tốt nhưng nhiều mẹ lại bỏ qua vì có thể bé thuộc diện biếng ăn, dễ nôn trớ nên mẹ sợ đánh lưỡi sẽ không tốt cho trẻ. Nhưng đánh lưỡi buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng nước muối nhạt là cách tốt để loại bỏ các chất cặn bẩn đọng lại trên lưỡi con từ sữa và thực phẩm, đồng thời hình thành dần thói quen đánh răng sau này cho bé. Có nhiều trường hợp lưỡi của bé quá trắng, vùng trắng vùng đỏ mà các mẹ hay gọi là lưỡi bản đồ, phải dùng đến thuốc đánh lưỡi trị nấm, khuẩn cũng là do mẹ không đánh lưỡi thường xuyên cho con.