Logo Bài Thuốc Quý

Tác dụng của quả cóc

22/06/2020 · Sức khỏe
Quả cóc là món ăn quen thuộc của các chị em phụ nữ, quả cóc rất thơm, có vị chua, giòn khá dễ ăn. Quả cóc được chế biến thành khá nhiều món, cóc dầm muối ớt, nộm cóc...Quả cóc không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe mà quả cóc còn có tác dụng trong làm đẹp. Cùng tìm hiểu các tác dụng của quả cóc nhé!

Quả cóc

Trái cóc là một trái cây nhiệt đới rất được lứa tuổi học trò ua chuộng cùng với ổi, xoài tuợng. Cóc hiện đang nghiên cứu trồng tại Florida (Hoa Kỳ) và hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới trái Cóc sẽ được cung cấp dồi dào tại những nơi tập trung của cộng đồng Việt Nam.

Cây cóc, trái cóc, quả cóc
Cây cóc.

Cây cóc được xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia - Polynesia và sau đó được đến trồng tại các vùng nhiệt đới của cả Cựu lẫn Tân Thế giới. Cây khá phổ biến tại Mã Lai (cây trồng trong vườn), Ấn Độ, Tích Lan. Quả cóc được bán khắp các chợ Việt Nam. Cây gia nhập Philippines từ 1915, sau đó trồng tại Queensland (Úc).

Cây được đua đến Jamaica vào 1782, và 10 năm sau Thuyền trưởng Bligh đã đưa thêm vào đây một giống cóc khác, gốc từ Hawaii. Cây cóc cũng được trồng tại Cuba, Haiti, Cộng Hòa Đominican, nhiều nước Trung Mỹ, Venezuela.

Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã nhập cảng hạt giống cóc từ Liberia vào năm 1909 (tuy nhiên, theo Wester thì cóc đã được trồng tại Miami (Florida) từ 4 năm truớc đó). Năm 1911, một số hạt giống khác đã được gửi từ Queensland (Úc) sang Washington. Hiện nay cây cóc đang được trồng và phát triển tại Florida.

Ðặc tính thực vật

Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, lớn, mọc nhanh, cao 8-18 m (tại Mỹ châu) thuờng trung bình 9-12 m, phân nhánh nhiều cành dễ gẫy. Lá kép, lẻ, to, dài 20-60 cm, mọc ở ngọn nhánh ; lá mang 7-12 đôi lá chét dài 6.25-10 cm, hình thuôn tròn; mép lá có răng cưa. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang màu vàng tươi, rụng. Hoa mọc thành chùy to, có thể dài đến 30 cm, chùy mang ít hoa thuờng thòng xuống. Hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị. Quả thuộc loại quả hạch, hình trứng hay hình bầu dục, dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm, da ngoài vàng-cam; thịt màu vàng-xanh nhạt, giòn, vị chua; Quả mọc thành chùm từ 2-12 quả, thòng xuống. Hạch khá lớn hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt với thịt, có 5, 6 ô cách nhau không đều.

Ngoài ra còn có loại cóc chua hay cóc rừng (Spondias pinnata) (tên Anh là Hog plum), thuộc loại tiểu mộc, rụng lá vào mùa khô. Lá kép, lẻ dài 30-40 cm, có 2-5 đôi lá chét quan, hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa mọc thành chùy rộng, lớn hơn lá, có nhánh dài 10-15 cm. Hoa vàng nhạt. Quả hạch hình trứng màu vàng lớn 5 cm x 3 cm. Quả có vị chua và mùi dầu thông.

Giá trị dinh duỡng

100 gram quả phần ăn được chứa:

- Calories 157

- Chất đạm 0.5-08 g

- Chất béo 0.28- 1.79 g

- Chất carbohydrate 1.2-9.5 g

(Chất so=fiber) : 1.1-8.4g

- Calcium 0.42 g

- Sắt 0.02 g

- Magnesium 0.2 g

- Phosphorus 0.51 g

- Potassium 2 g

- Kẽm 1.9 mg

- Beta-Carotene 16 mg

- Niacin 105 mg

- Riboflavine 1.5 mg

- Vitamin C 42 mg

Về phương diện dinh dưỡng quả Cóc thường được đánh giá là kém hơn Xoài, tuy nhiên nếu để quả chín đúng độ thì vị khá ngon. Quả xanh (lúc còn cứng) có vị hơi vhua, dòn, nhiều nước và khá thơm thoảng mùi của dứa, nhưng nếu để mềm thì thành hơi nhão và khó cắt. Quả xanh có thể chế tạo thành sauce, ngâm giấm. Nấu với chút đuờng rồi ép qua rây, cóc có thể so sánh với applesauce, nhưng thơm hơn. Lá non có vị hơi chua được dùng làm salad. Tại Indonesia, lá được hấp chín làm rau ăn với cá khô.

Tại Trinidad và Tobago (Tây của Ấn Độ), các nhà sản xuất thực phẩm đã dùng nước ép từ quả cóc pha trộn trong một loại yoghurts (từ sữa bò). Loại ya-ua này được đánh giá về hương vị, khẩu vị khá cao và được xem là một nguồn cung cấp rất tốt về phosphorus và chất đạm.

Thành phần hóa học

Ngoài thành phần dinh duỡng trên, một số bộ phận khác còn chứa:

Chất nhựa như keo trong màu vàng chứa những đuởng hữu co như D-galactose, D-xylose, L-arabinose, L-fucose, L-rhamnose ; và còn có mono-methyl-glucuronic acid.

Hạt chứa nhiều khoáng chất như Calcium, Magnesium, Phosphorus, Potassium, Sulfur.

Tác dụng của quả cóc đối với sức khỏe

1. Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng

Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng. Thành phần thịt quả cóc gồm: glucid 8% -10,5%; protein 0,5% - 0,8%; lipid 0,3% - 1,8%; cellulose 0,9% - 3,6%; tro 0,4% - 0,7%; acid 0,4% - 0,8%. Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.

Quả cóc muối chín, tác dụng của quả cóc

Quả cóc dầm muối ớt, món ăn yêu thích của các chị em.

Dân ở 1 số nơi còn nghiền nhỏ thịt quả cóc để chế món ăn có mùi thơm dễ chịu, tác dụng tiêu thực, như các món gỏi cóc, cóc dầm...

2. Ít calo không lo béo bụng

100g thịt trái cóc chỉ cung cấp khoảng 29 calo cho cơ thể. Nếu so sánh với xoài thì 100g thịt xoài chứa tới 64 calo. Như vậy, trái cóc có thể làm thỏa mãn sở thích ăn vặt của bạn, giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể mà không phải lo lắng chuyện tăng cân.

3. Trị cảm cúm, đau họng

Trong 100g thịt của loại quả này chứa tới 42mg acid ascorbic, ngoài ra còn có nhiều chất sắt nên cóc có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm cúm. Bên cạnh đó, khi nhai thật kỹ quả cóc với chút muối rồi nuốt dần còn giúp trị đau hầu họng hoặc chỉ cần chấm cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ sẽ hết đau họng.

4. Trị tiêu chảy

Từ lâu vỏ cây cóc được dùng làm nguyên liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy. Hiện, Đông y vẫn dùng và cho hiệu quả tốt. Đó là lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc uống. Lấy khoảng 4 miếng vỏ cây của 2 loại, mỗi miếng bằng ngón tay cái, nấu với 750ml nước còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, sẽ giảm nhanh bệnh tiêu chảy.

5. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Quả cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bị tiểu đường tuýp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra).

Cách dùng: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi). Mỗi ngày 3 thìa, mỗi lần 1 thìa, dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30-40 phút. Sau 1-2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ngày (sáng, chiều).

6. Tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư

Vitamin C trong cóc là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tác dụng của quả cóc trong làm đẹp

1. Tác dụng giảm cân

Chất béo trong quả cóc là loại chất béo có lợi cho cơ thể nên sẽ không có vấn đề nguy cơ béo phì khi ăn và ới lượng đường tự nhiên ít, chất xơ và protein cao, quả cóc còn là loại trái cây lý tưởng trong những thực đơn ăn kiêng giảm cân. Không chỉ được sử dụng tươi sống mà còn có thể chế biến thành nững món ăn như salad, nộm hay nước sốt cho các món khác.

Quả cóc, tác dụng của quả cóc
Quả cóc có tác dụng giảm cân, chống lão hóa cho da rất tốt.

Ngoài ra, chất xơ nhiều sẽ giúp cho bạn no lâu hơn bình thường nên bạn sẽ giảm lượng thức ăn sau đó. Mặc dù có công dụng giảm cân, nhưng quả cóc vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, chất đạm và sắt giúp da dẻ hồng hào hơn. Là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt nên ít gây ngán đối với nguồi thưởng thức. Bạn nên bổ sung cóc trong thực đơn ăn kiêng của mình thêm phong phú để giảm cân hiệu quả hơn nhé.

2. Quả cóc chưa nhiều chất sắt tác dụng giúp da dẻ hồng hào

Một phần ăn gồm 100g cóc sẽ cung cấp khoảng 3,2 mg sắt, đáp ứng 18% lượng chất sắt cho cơ thể mỗi ngày. Chất sắt rất cần thiết cho sự vận chuyển ôxy và tạo ra các tế bào máu trong cơ thể. Nếu bạn bị thiếu máu thì nên thường xuyên bổ sung nhiều sắt từ trái cóc.

3. Tác dụng chống lão hóa

Một khẩu phần gồm 100g trái cóc có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34 mg vitamin C, đáp ứng hơn ½ lượng vitamin C cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C là chất chống ôxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư, hỗ trợ hấp thụ chất sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các mô liên kết với nhau, giúp chữa lành vết thương và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, quả cóc còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Với vị chua, chất xơ và protein có trong quả cóc không chỉ là một lại trái cây có giá trị về mặt dinh dưỡng . Nhờ vậy, quả cóc có khả năng kích thích tiêu hóa, làm sinh tân dịch, giúp ăn ngon miệng hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN