Nước lẩu đun lâu có thể gây ung thư
Mùa đông, thời tiết se lạnh nên quây quần, lai rai quanh những nồi lẩu nóng ấm là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, Một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Tân hoa xã cho biết, nước lẩu càng để lâu lại rất nguy hiểm, vì nó có chứa nitrit và hóa chất gây ung thư nitrosamine.
Nồng độ chất gây ung thư trong lẩu tăng dần theo thời gian
Một nghiên cứu, quan sát trên 4 loại lẩu phổ biến được ưa chuộng là lẩu dưa chua, lẩu hải sản, lẩu xương hầm và lẩu vịt rút ra rằng, nồng độ nitrit trong nước lẩu thay đổi trong thời gian ăn, chia làm bốn lần, lúc bắt đầu, 30 phút, 60 phút và 90 sau khi ăn.
Nước lẩu được nhiều người yêu thích nhưng rất độc vì bị biến chất khi đun lâu. Ảnh minh họa
Thời gian ăn lẩu càng dài thì hàm lượng nitrit trong nước lẩu lại càng tăng. Sau 90 phút, nước lẩu dưa chua có nồng độ nitrit cao nhất, cao gấp 9.38 lần so với lúc đầu, lẩu hải sản có nitrit cao gấp 7,06 lần. Lẩu nước hầm xương và lẩu vịt có lượng nitrit nhỏ hơn là 2,88 lần và 3,05 lần.Lúc nồi lẩu bắt đầu sôi, nồng độ nitri trong nước lẩu không quá cao, chỉ khoảng 1,3 đến 1,8 mg/ lít. Tuy nhiên, thời gian ăn lẩu càng kéo dài, nồng độ nitri càng lúc càng cao. Nước lẩu dưa chua có hàm lượng nitrit cao nhất là 15,73 mg/ l, lẩu hải sản có nồng độ 12,70 mg/l.
Uống nước canh lẩu có nguy cơ gây ung thư?
Nếu như uống loại nước canh lẩu đã biến chất này thì liệu người tiêu dùng có thể bị ngộ độc nitri không? Theo như nồng độ nitrit cao nhất trong nước lẩu đo được là 15 mg/l thì khi uống 2 bát canh, tương đương với 400ml, lượng nitrit cơ thể hấp thụ là 6 mg. Ăn kèm cùng các loại thực phẩm nhúng, người tiêu dùng không hấp thụ quá 20 mg. Tuy nhiên, mức độ này chưa đủ sức gây ngộ độc, vì thông thường, nồng độ nitrit gây ngộ độc là 200 mg.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nitri trong thực phẩm không gây ảnh hưởng gì đến cơ thể. Trong nước canh lẩu, hàm lượng axit amin khá cao, trong điều kiện nhiệm độ cao có thể kết hợp cùng nitrit trở thành một loại hợp chất gây ung thư nitrisamine. Tuy hàm lượng chất gây ung thư nitrisamine trong nước lẩu không xác định được, nhưng sự hiện diện của nó gây lo lắng cho người tiêu dùng. Nếu như thường xuyên ăn lẩu, những yếu tố gây ung thư sẽ có cơ hội phát triển, vì vậy, hạn chế uống nước canh lẩu là giải pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe.
Cách nấu lẩu ngon mà lành
Vậy làm sao để nấu lẩu ngon mà lại an toàn cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, bản thân lẩu dưa chua và hải sản đã giàu chất nitrit nên khi nấu lẩu, hàm lượng nitrit lại càng tăng cao. Thay vào đó, thực khách nên lựa chọn các loại nước dùng như nước ninh xương, nước hầm vịt, như vậy sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.Luôn chú ý thời gian để uống nước lẩu. Nếu muốn uống nước canh lẩu, không uống vào lúc sắp ăn xong, mà uống nửa đầu thời gian.
Lúc ăn lẩu, nhúng thật nhiều rau tươi để giảm lượng nitrit, giảm nguy cơ hình thành hợp chất gây ung thư nitrosamine. Ăn lẩu với quá nhiều protein, thịt, cá cũng sẽ khiến tăng nồng độ chất gây ung thư. Không nấu rau quá lâu, và nên cho vào nồi lẩu càng sớm càng tốt.Sau khi ăn lẩu, bữa tiếp theo, hãy lựa chọn các loại thực phẩm thanh, giải nhiệt, giải đột, ăn nhiều ngũ cốc, đậu, rau bổ sung vitamin C, là chất có thành phần chống oxy hóa để chế độ dinh dưỡng cân bằng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.