Những liều thuốc tiêm phòng bắt buộc cho phụ nữ
Phụ nữ muốn khỏe đẹp cần chích ngừa những mũi tiêm bắt buộc
Không chỉ có trẻ em mới cần tiêm phòng để phát triển khỏe mạnh mà người lớn cũng vậy, đặc biệt là chị em phụ nữ muốn khỏe đẹp cũng cần chích ngừa những mũi tiêm bắt buộc.
Phụ nữ có nguy cơ nhiễm bệnh cao, do vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chị em khỏi những nguy hiểm do bệnh tật mang lại. Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng văcxin phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não…
1. Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà
Bạn nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván, bạch hầu và ho gà kết hợp nếu bạn đang trong độ tuổi sinh sản từ 19-64.
Tiêm phòng là cách tốt nhất bảo vệ chị em khỏi bệnh tật
2. Viêm màng não
Bạn nên tiêm vắc-xin viêm màng não nếu bạn tới hoặc làm việc trong môi trường nơi mà bệnh viêm màng não phổ biến, hoặc lá lách của bạn đã bị cắt.
3. Bệnh thủy đậu
Bạn nên tiêm phòng chủng ngừa thủy đậu nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu (đặc biệt là nếu bạn sống với một người có hệ thống miễn dịch yếu)
4. Bệnh sởi, quai bị và rubella
Bạn nên tiêm phòng bệnh sởi- quai bị- rubella kết hợp (MMR) nếu bạn được sinh ra trong hoặc sau năm 1957 và chưa bao giờ được tiêm phòng một chủng ngừa MMR.
5. Văcxin HPV
Bạn nên tiêm chủng ngừa HPV (ung thư cổ tử cung) nếu bạn là một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 26 hoặc trẻ hơn. Hoặc khi còn vị thành niên, bạn chưa được tiêm ngừa. Đây là mũi tiêm cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ chị em nào.
Phụ nữ muốn khỏe đẹp hãy chích ngừa những mũi tiêm cần thiết
6. Viêm gan siêu vi B
Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà người chồng cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B.
Viêm gan B lây qua 3 đường: Tình dục, máu và mẹ truyền sang con, để bảo đảm an toàn cho cả 2 vợ chồng tốt nhất bạn nên tiêm viêm gan siêu vi B nên xét nghiệm huyết thanh học trước khi tiêm.
Bạn phải luôn khám sức khỏe định kỳ dù có hay không tiêm ngừa. Tiêm ngừa xong không hẳn bạn được bảo vệ hoàn toàn, tiêm ngừa chỉ giúp bạn tiến gần hơn với việc phòng tránh bệnh tật có thể đến với mình mà thôi.