Nên làm gì khi bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư?
Dường như khi mắc ung thư, nhiều người thực sự không biết nên bắt đầu thế nào và nên làm những gì. Bất kể giàu hay nghèo, thông minh bao nhiêu hay địa vị xã hội như thế nào thì những trăn trở trên đều không phân biệt. Đối mặt với việc trị liệu ung thư là trải nghiệm hoàn toàn lạ lẫm. Nó quá choáng ngợp và thay đổi cuộc sống bạn, bạn cảm thấy thế giới của mình dường như đã mất kiểm soát.
Nếu bạn hoặc một người thân nào của mình mới được chẩn đoán mắc căn bệnh này, thì hãy làm theo các bước dưới đây nhé. Chúng có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn cho những ai bắt đầu hành trình chống chọi với ung thư đấy.
1. Hãy hỏi bác sỹ về khoảng thời gian bạn phải ra quyết định và bắt đầu điều trị
Bản năng tự nhiên của chúng ta là phải hành động ngay lập tức, làm gì đó và ngay lúc này. Điều này đôi khi cần thiết, nhưng thường thì không. Các nhà tư vấn tại Cộng đồng hỗ trợ Ung thư Hoa Kỳ khuyên rằng tất cả những ai mới được chẩn đoán mắc ung thư nên hỏi bác sỹ của mình về khoảng thời gian cần thiết để họ đưa ra quyết định và bắt đầu điều trị.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thời gian nghiên cứu nhiều hơn, có được ý kiến khác và thậm chí được tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn với các quyết định về các lựa chọn, mục tiêu và mong muốn cá nhân sẽ tốt hơn cho người bệnh.
2. Hiểu rõ chẩn đoán chính xác và giai đoạn bệnh
Hãy thu thập các dữ kiện và lưu vào máy tính của mình bằng cách đặt ra các câu hỏi như:
– Tên chính xác bệnh ung thư tôi mắc là gì?
– Các giai đoạn của bệnh ung thư tôi mắc là gì?
– Có điều gì ta biết hoặc có thể tìm hiểu thêm về căn bệnh của tôi sẽ giúp định hướng quyết định điều trị ví dụ như dấu ấn sinh học hoặc kiểm tra di truyền.
3. Viết ra những câu hỏi và lo lắng của bạn trước các cuộc hẹn với bác sỹ và đưa chúng ra trong cuộc hẹn
Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn các bác sĩ biết về bản thân bạn, mục tiêu khi bạn tìm hiểu các lựa chọn điều trị với nhau.
4. Đi cùng với một người thân trong cuộc gặp y tế để người đó lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi và giúp bạn.
Người thân có thể bình tĩnh hơn bạn nên sẽ không làm sót những thông tin quan trọng trong buổi gặp với bác sĩ.
5. Thông báo về các lựa chọn điều trị và mục tiêu quan tâm của bạn
– Có nhiều phương pháp điều trị sẵn có không? Nếu vậy, các tùy chọn điều trị khác nhau là gì?
– Các mục tiêu của điều trị là gì? Bệnh ung thư của tôi có thể được chữa khỏi hay là chúng ta điều trị với những mục tiêu không tồn tại?
6. Hỏi về nguy cơ và lợi ích của bất kỳ phương pháp điều trị nào
– Tác dụng của phương pháp điều trị với loại ung thư tôi mắc như thế nào?
– Những tác động tiềm ẩn của phương pháp điều trị là gì và làm sao ta có thể ngăn chặn hay điều chỉnh được chúng?
– Quá trình điều trị sẽ diễn ra như thế nào?
– Mức độ thường xuyên của phương pháp điều trị cho tôi sẽ như thế nào?
– Bảo hiểm sẽ chi trả cho việc xạ trị và dịch vụ chăm sóc toàn bộ là bao nhiêu và tôi sẽ phải trả bao nhiêu nữa?
7. Xem xét ý kiến từ các bác sỹ khác
Mỗi bệnh nhân đều có quyền được nhận ý kiến thứ hai hoặc thậm chí là thứ ba và bác sỹ phải hỗ trợ việc đó cho bạn. Thông thường người ta thường tìm kiếm tư vấn từ bác sỹ tại một trung tâm ung thư khác để tìm hiểu tất cả các lựa chọn chăm sóc và để xem có phát hiện khoa học mới nào có thể giúp ích cho mình hay không.
8. Hãy hỏi liệu có một thử nghiệm lâm sàng nào có thể áp dụng với bạn hay không
Nhiều người không nhận ra rằng một thử nghiệm lâm sàng có thể hoặc được nghiên cứu tại thời điểm chẩn đoán và có thể là một lựa chọn điều trị sớm. Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ và biết đâu may mắn lại đến.
9. Hãy dành thời gian đề tìm hiểu kỹ mức bảo hiểm của bạn
Hầu hết mọi người đều nói rằng bạn không thực sự biết được mức bảo hiểm của bạn như thế nào cho đến khi bạn phải đối phó với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Hãy nhờ cậy một nhân viên tư vấn tài chính hay nhân viên xã hội giúp bạn tìm hiểu xem bao hiểm sẽ chi trả bao nhiêu cho chi phí cho bác sỹ, hóa đơn bệnh viện, phẫu thuật, điều trị ung thư, các loại thuốc khác và chăm sóc sức khỏe của bạn. Hãy hỏi về các khoản bạn phải đồng trả tiền, tiền khấu trừ và các chi phí khác mà có thể bạn phải trả. Hãy chắc chắn rằng tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các địa điểm chăm sóc được xem xét trong mạng bảo hiểm của bạn hoặc bạn hiểu rõ các chi phí điều trị ngoài bảo hiểm.
10. Hãy yêu cầu được sàng lọc và chia sẻ với ai đó cảm giác tiêu cực
Xin bạn hãy hiểu rằng mắc ung thư có thể gây ra nhiều vấn đề cá nhân bao gồm cảm giác chán nản, lo lắng, sợ hãi lẫn lộn. Những cảm xúc này là bình thường và rất nhiều người mắc ung thư phải trải qua. Một cuộc nói chuyện xả căng thẳng trong thời gian ngắn và một cuộc thảo luận với chuyên gia như nhân viên xã hội hay người hướng dẫn có thể giúp bạn giải tỏa nỗi lòng và kết nối bạn với các nguồn tin hỗ trợ hữu ích.
Cho dù bạn đang tìm kiếm thông tin về cách làm sao để nói chuyện này với con mình hoặc chỉ là tìm kiếm một ai đó để nói chuyện về sự căng thẳng mà bệnh ung thư đã đem đến cuộc sống của mình, thì sự hỗ trợ này luôn sẵn có cho bạn.