Cách nhận biết trẻ ngoan và hư qua biểu hiện bề ngoài
Những dấu hiệu cho thấy bé hư
1. Bé thường xuyên giận dữ
Dấu hiệu chắc chắn nhất của một đứa trẻ hư là thường xuyên tỏ ra giận dữ.
Dấu hiệu chắc chắn nhất của một đứa trẻ hư là thường xuyên tỏ ra giận dữ và mất bình tĩnh dù là ở nhà hay nơi công cộng.
2. Bé không bao giờ hài lòng
Một đứa trẻ hư thường xuyên không thể bộc lộ sự hài lòng với những gì mình có. Nếu nhìn thấy ai đó có một cái gì khác, ngay lập tức nó sẽ muốn có vật đó.
3. Bé không chịu làm việc
Chẳng đứa trẻ nào thích phải lau chùi, dọn dẹp. Nhưng từ 3 tuổi trở đi, bé nên có ý thức làm một số công việc nhỏ, như thu dọn đồ chơi của mình hay cất giày dép vào đúng chỗ.
4. Bé cố gắng điều khiển người lớn
Những đứa trẻ hư thường không phân biệt được sự khác nhau giữa người lớn và những bạn bè cùng trang lứa với mình, chúng đòi hỏi người lớn phải nghe theo mình bất kỳ lúc nào.
5. Bé thường xuyên ôm ấp bố mẹ giữa chỗ đông
Việc ôm ấp bố mẹ của các bé là bình thường nhưng sẽ đáng nói nếu mục đích của bé là gây sự chú ý, đưa tình huống vượt quá một hành động thông thường.
6. Bé không chịu chia sẻ (ăn độc)
Chia sẻ là một điều rất khó khăn đối với bọn trẻ. Tuy nhiên khi đã lên 4 tuổi, các bé nên có ý thức chia sẻ đồ chơi, bim bim, bánh kẹo… với bạn bè và các anh chị em của mình.
7. Bé lờ bạn đi
Chẳng đứa trẻ nào thích nghe từ “không” từ cha mẹ mình, nhưng bé không được phép phớt lờ ý kiến của bố mẹ khi bạn đã nói là không đồng ý cho bé làm một việc gì đó.
8. Bé không thể chơi một mình
Bé không thể chơi một mình là dấu hiệu của đứa trẻ hư.
Lên 4 tuổi, một đứa trẻ phải có ý thức (và có khả năng) tự chơi một mình trong một khoảng thời gian nhất định, không thể lúc nào cũng bắt bố mẹ phải chơi cùng hay phải quan tâm để ý đến mình.
9. Bạn phải mua chuộc bé
Bố mẹ không nên hứa hẹn và mua chuộc bé bằng tiền, đồ chơi, hay đề nghị những thứ bé yêu thích để bé có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, như ăn hết cơm, không quấy nhiễu, đi ngủ….
Những dấu hiệu cho thấy bé ngoan
1. Nhìn chằm chằm vào mắt mẹ
Khi còn là trẻ sơ sinh, mỗi lúc bé cưng cứ nhìn mắt mẹ lom lom thật lâu chính là lúc con yêu đang cố gắng để ghi nhớ khuôn mặt của bạn.
Khi còn là trẻ sơ sinh, mỗi lúc bé cưng cứ nhìn mắt mẹ lom lom thật lâu chính là lúc con yêu đang cố gắng để ghi nhớ khuôn mặt của bạn. Bé có thể không hiểu gì về thế giới xung quanh nhưng đâu đó trong cảm giác của mình, bé biết bạn rất quan trọng với bé.
2. Bé nghĩ đến mẹ ngay cả khi mẹ vắng mặt
Khoảng giữa 8 đến 12 tháng tuổi, bé bắt đầu biết chun mũi, nhăn mặt và ngó quanh quất tìm kiếm khi mẹ đi vắng. Sau đó, bé sẽ cười thích thú khi mẹ trở về.
3. Bé giận dữ ném đồ đạc
Bé la hét giận dữ ném đồ đạc đi không có nghĩa là bé không yêu mẹ. Bé sẽ không có những cảm xúc mãnh liệt như thế nếu như bé không quá tin tưởng và kỳ vọng nhiều ở mẹ.
4. Bé chạy đến mẹ
Khi bé bị té đau, sợ hãi hay khó chịu, bé chạy đến mẹ như tìm kiếm một vị cứu tinh bởi bé luôn nghĩ đến mẹ đầu tiên và là người duy nhất bé tin tưởng. Bé còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa của câu nói “con yêu mẹ” nhưng hành động ấy còn thể hiện rất nhiều so với lời nói phải không nào.
5. Bé tặng quà cho mẹ
Bé mang tặng bạn một bông hoa nhặt được ngoài vườn, một ngón tay sơn đầy bột màu, một viên đá ngộ nghĩnh hay bất cứ thứ gì thú vị trong thế giới trẻ thơ có nghĩa là bé yêu bạn rất nhiều. Hãy trân trọng những món quà quý giá này bạn nhé.
6. Bé muốn mẹ chú ý
Bé rất muốn gây ấn tượng và muốn một lời khen của mẹ.
Bé nghĩ rất nhiều trò vui như leo lên ghế, chạy vòng quanh nhà thật nhanh và luôn miệng la lên “Nhìn con nè!” nghĩa là bé rất muốn gây ấn tượng và muốn một lời khen của mẹ.
7. Bé kể chuyện bí mật với mẹ
Khi bé lớn hơn, đi học và lúc về nhà thỏ thẻ kể chuyện này chuyện nọ cho mẹ nghe. Thậm chí có những chuyện “xấu hổ” mà bé không dám kể với ai. Xin chúc mừng, bạn là một người mẹ tuyệt vời và luôn được bé yêu thương, tin tưởng.