Tác dụng của cây mật gấu, cây lá đắng
Cây mật gấu
Tên gốc: Cây mật gấu
Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ, cây lá đắng
Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum
Tên tiếng Anh: Bitter Leaf
Phân loại cây mật gấu
Cây mật gấu chia thành 2 loại là mật gấu nam và mật gấu bắc. Được chia như vậy là do cách gọi của từng địa phương và vùng miền. Khu vực miền Nam nước ta thường hay gọi là kim thất tai (cây lá đắng). Còn ở miền bắc là cây hoàng liên ô rô. Và mỗi cây cũng có những đặc điểm khác nhau. Công dụng và cách sử dụng cũng không giống nhau. Do đó người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng, đảm bảo rằng mục đích sử dụng là đúng loại cây mình cần.
Cây mật gấu Theo các cuốn sách y học về cây thuốc quý mật gấu bắc (hoàng liên ô rô). Là cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,4-1,5 m hoặc hơn. Do đó loại cây thân mềm, sống thành bụi như lá đắng thường được gọi là cây mật gấu nam là không đúng cách. Tuy nhiên do thói quen vùng miền chúng ta cần hiểu là cây mật gấu nam chính là cây kim thất tai hay cây lá đắng.
Đặc điểm cây mật gấu Nam (kim thất tai, lá đắng)
Thuộc cây nhỏ thân mềm, giống các loại cây dạng bụi như cây dâu tằm, cao khoảng 1-2mm phân thành nhiều cành, cành thẳng và gốc phân nhiều nhánh. Lá kim thất tai có đường kính 3-4 cm, mỏng mềm, có nhiều lông và nhiều đường gân từ chính giữa của lá ra đến cạnh lá. Mép lá có nhiều răng cưa, đầu lá nhọn to và hơi tù, chiều dài từ cuống lá đến lá khoảng 2-3 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành.
Đặc điểm cây mật gấu Bắc (hoàng liên ô rô)
Là cây được biết đến nhiều hơn, thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 3-4 m, thân gỗ khác so với cây mật gấu miền nam (kim thất tai). Thân có màu vàng, cành không có gai, lá mọc dạng kép hình lồng chim, mọc so le dài 20-40 cm, có màu xanh lục. Mép lá có nhiều gai sắc nhọn và có cả ở phía cuống lá, cành lá dài khoảng 8-9 cm, cuống lá to khoảng 1-2 cm. Hoa nhỏ có màu vàng, chùm dài quả màu xanh mọng hình cầu.
Thành phần hóa học cây mật gấu
Đối với cây lá đắng (kim thất tai)
Bao gồm các chất như alkaloids, saponin, tannin, glycoside nên chúng có vị đắng.Ngoài ra còn các hợp chất sinh học: coumarin, flavonoid,lignan, xanthone, anthraquinone, terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic , edotide và sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Các chất khoáng như Vitamin A, E, B,C các chất protein thô, chất xơ, chất béo, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.Các chất khoáng tiếp như magenesium, chromium, manganese, selenium…
Đối với cây hoàng liên ô rô
Bao gồm ancaloit (gồm oxyacanthin, magnoflorin, jatrorrhizin, panmatin, becbamin, becberin…) Quả của cây chưa jatrorrhhizin và berberrin. Rễ cây chưa neprotin và umbellatin. Thân cây có chứa rất nhiều becberin chính vì thế mà thân cây đã được nhiều người sử dụng nhất.
Tác dụng của cây mật gấu, cây lá đắng
Do 2 loại cây này nhầm lẫn về tên gọi nên ở trên có chỉ ra cách phân biệt cụ thể, còn trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ nói về các tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu Bắc (hoàng liên ô rô, cây lá đắng).
1. Giảm cholesterol xấu
Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, đặc biệt là các cholesterol xấu, là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo ấn bản tháng 2/2008 của “Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro”, lá mật gấu có thể làm giảm cholesterol xấu. Trong một nghiên cứu tiến hành trên động vật, những con vật được bổ sung chiết xuất từ lá giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể xuống 50%.
2. Cây mật gấu có chất chống oxy hóa
Các tế bào trong cơ thể chúng ta bị quá trình oxy hóa tấn công gần như liên tục. Nếu quá trình này không được kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ hình thành các tế bào tiền ung thư. Trong báo cáo tháng 12/2006 về “Hóa học và thực phẩm”, lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, bạn nên thường xuyên uống nước từ lá của loại thảo dược này để tận dụng nguồn chống oxy hóa tuyệt vời.
3. Ung thư vú
Bạn có biết việc duy trì hoạt động thể chất đều đặn cùng một chế độ ăn ít chất béo và duy trì cân nặng lý tưởng có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Trong một nghiên về các tế bào ung thư vú ở người, các nhà khoa học từ Đại học bang Jackson, Mỹ, đã phát hiện ra rằng lá có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư vú.
Các chất có trong lá mật gấu có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh gan và cũng có thể cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn các hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày, tế bào gây ung thư vú.
Hãy kết hợp lá mật gấu với nghệ. Chất curcumin có trong nghệ và các chất của lá mật gấu có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một công thức đồng ức chế bệnh ung thư.
4. Cây mật gấu chứa nhiều Axít béo
Lá mật gấu là nguồn giàu axit béo linoleic và linolenic. Đây là hai loại axit béo không bão hòa đa mà cơ thể con người không thể tạo ra, chỉ được cung cấp qua chế độ ăn uống hằng ngày. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (ấn bản tháng 11/2001) cho thấy chế độ ăn giàu hai axit béo này giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu này, những người tiêu thụ một lượng lớn các axit béo linoleic và linolenic có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người ít khi tiêu thụ hai loại chất béo này.
5. Giảm sốt
Các chất dinh dưỡng của lá mật gấu như lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, có tác dụng giảm sốt.
Cách dùng: Sắc 10g lá khô cùng với khoảng 25g nghệ củ trong 200ml nước cho đến khi còn 100ml. Để còn hơi ấm, cho thêm mật ong vào tùy theo khẩu vị của từng người, chia uống 3 lần trong ngày.
6. Điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm, do ký sinh trùng plasmodium gây ra. Bạn có thể dùng lá cây mật gấu để chữa bệnh sốt rét.
Cách dùng: Dùng một nắm nhỏ lá mật gấu sắc cùng 4 chén nước cho đến khi còn 2 chén, chia uống 3 lần/ngày.
7. Hạ huyết áp
Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là vấn đề rất nguy hiểm và không có triệu chứng báo hiệu nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng.
Trong lá có chứa kali có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. Bạn có thể sử dụng cây, lá, rễ mật gấu để giúp hạ huyết áp.
Cách dùng: Rửa và đun sôi khoảng 5 lá mật gấu tươi với 3 chén nước nấu cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén, để nguội, lọc bỏ bã, chia uống 2 lần/ngày.
8. Điều trị viêm ruột thừa
Bạn có thể dùng lá để điều trị viêm ruột thừa.
Cách dùng: Lấy 30g lá mật gấu tươi, 400ml nước và 1 thìa súp mật ong. Đun sôi 30g lá trong 400ml nước, để nguội, lọc bỏ bã, pha cùng mật ong uống 3 lần/ngày, uống cho đến khi bệnh thuyên giảm.
9. Điều trị bệnh đái tháo đường
Trong lá có chứa chất andrographolide có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh lá có thể làm giảm lượng đường trong máu ở chuột đực. Vì vậy, lá mật gấu cũng có thể là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là để trị bệnh đái tháo đường.
Cách dùng: Dùng khoảng 5g lá mật gấu tươi, rửa sạch, hãm trong 1 chén nước nóng, để nguội, uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau bữa ăn.
10. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp
Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn có thể dùng lá để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
Cách dùng: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.
11. Điều trị bệnh lỵ Bacillary
Bệnh lỵ Bacillary là một căn bệnh của đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra. Bạn có thể dùng lá để trị căn bệnh này.
Cách dùng: Lấy khoảng 9 – 15g lá khô, sắc với 3 chén nước đến khi còn 1 chén, lọc bỏ bã, để nguội chia uống 2 lần trong ngày.
Cách sử dụng cây mật gấu, cây lá đắng
Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).
Sắc nước uống
Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
Ngâm rượu
Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.
Cách ngâm rượu cây mật gấu
Chuẩn bị
Tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu
Cách thực hiện
Bước 1:
Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.
Bước 2:
Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.
Bước 3:
Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…
Những lưu ý khi sử dụng cây mật gấu
Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, không dùng quá liều và dùng kéo dài.
Bạn chỉ nên sử dụng nước sắc của cây khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 – 4 tuần sau đó dùng tiếp.
Khi mới sử dụng, bạn nên bắt đầu với liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đặc trị (thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết). Ngoài ra, bạn nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).
Ngoài ra, nhiều người vẫn nhầm tưởng cây mật gấu và cây mật nhân là giống nhau. Thực tế, 2 loại cây này hoàn toàn khác nhau về hình dạng, tên gọi cũng như công dụng.